Bán kết Khởi nghiệp Xanh tại Đắk Lắk (Bảng A): Những góp ý đa chiều từ ban giám khảo

Ngày 21/9, Vòng thi bán kết Cuộc thi Ý tưởng/Dự án khởi nghiệp xanh – Phát triển bền vững lần 10-2024, tại Bảo tàng Thế giới Cà phê (đường Nguyễn Đình Chiểu, P. Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột) tỉnh Đắk Lắk, các chủ dự án đã có nhiều “tình huống” đối chất và nhận được nhiều góp ý đa chiều của ban giám khảo.
Dự án đến từ tỉnh Bình Thuận “Than hoạt tính, bột đánh răng từ than hoạt tính, túi khử mùi”, do nhóm thí sinh là đồng bào dân tộc Raglai, gồm Thông Long, Nguyễn Thị Kiều Loan, Nguyễn Ngọc Vân Anh làm chủ. Dự án được sự đồng hành, hướng dẫn từ Critas Phan Thiết. Dự án với dòng sản phẩm chủ lực là túi lọc khí từ than hoạt tính, bột đánh răng từ than hoạt tính, làm hoàn toàn từ thiên nhiên, không phẩm màu…
Giám khảo Trần Vũ Nguyên – Chủ tịch Hội đồng quản trị Ai Education Group sau khi nghe phần trình bày của dự án liền phân tích
“Có thể làm để tên dự án được hấp dẫn hơn, vì vùng nguyên liệu có tên trong bài hát giấc mơ Chapi của nhạc sỉ Trần Tiến, tôi có thể kết nối giúp điều này”, giám khảo Trần Vũ Nguyên nói.
Giám khảo Nguyên cũng đặt ra một số câu hỏi về việc khai thác tre le làm than hoạt tính có phá rừng không, tre đủ tuổi như nào mới khai thác được.
Còn giám khảo Ngô Đình Dũng – Giám đốc Công ty Tư vấn Giải pháp Quản trị Tổng thể ISM cho rằng, dự án cần làm rõ ràng hơn về lợi ích của tre le làm than hoạt tính, và cần đa dạng hơn cách tiếp cận đến các nhóm vì nó chưa hắn là sản phẩm dành cho người tiêu dùng.
Đại diện dự án, anh Thông Long cho biết, hiện sản phẩm của dự án đã bán ở mạng lưới Caritas về dòng sản phẩm kem đánh răng than hoạt tính, để cho nông dân đi, để cho nông dân bán hàng.
Trong khi đó, giám khảo Phan Văn Minh – Nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Môi trường – Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường – Trường ĐH Nông lâm TP.HCM lại quan tâm đến việc khi thu hoạch nhiều tre le sẽ hao hụt dần, vậy khai thác có quy hoạch như nào?
Chị Nguyễn Thị Kiều Loan, thành viên nhóm cho hay, hiện tại khu rừng được nhà nước cho người đồng bào khai thác, và quá trình tạo ra sản phẩm được một tiến sĩ trong ngành hướng dẫn. Cùng với đó, dự án chỉ thu hoạch chỉ dùng tre le già, đủ tuổi, người đồng bào tự biết cây nào già cây nào ngon để khai thác.
Một dự án khác cũng từ Bình Thuận là “Nấm rơm nhà phố” của thí sinh Phan Nữ Hoàng Anh, ông Nguyễn Đông Triều đặt ra câu hỏi, “làm sao để họ tham gia có thu nhập 3 triệu/ tháng?
Sau phần trả lời của thí sinh, về cách hướng dẫn trồng, chăm sóc, thu hoạch,… giám khảo Vũ Trung Hòa – Phó giám đốc Trung tâm tư vấn, đào tạo và phát triển địa phương; Giám đốc chiến lược Công ty An Thái Hưng, khẳng định, “Dự án là ý tưởng dễ thực hiện, dễ làm, dễ triển khai, nhưng còn yếu ở việc làm sao triển khai lan tỏa nhanh nhất. Quan trọng là tạo ra sinh kế cho nhiều người đang theo mô hình.
Do đó, theo giám khảo Hòa, dự án cần phân tích việc quay vòng vốn, sau đó tính đến phương án bã nấm cần đưa vào các quá trình khác. Hãy triển khai qua hội phụ nữ, thanh niên thì dễ lan truyền hơn.
Trong khi đó, giám khảo Ngô Đình Dũng cho rằng, trên thị trường có rất nhiều người làm nấm, cạnh tranh với người khác họ làm đại trà, lớn hơn thì rất khó, do vậy, nếu dự án đặt trọng tâm quá nhiều vào việc những người đi theo mình làm nấm và lan truyền, sẽ khó thành công.
Từ một người sau khi sinh con bị tắc tuyến sữa, Nguyễn Thị Thêu đã dùng trà bồ công anh tím uống và hết tình trạng này, Thêu và anh Lê Quang Khải đã nghiên cứu và cho ra đời dự án “Dalat Chicory Tea- Trà sức khoẻ từ cây bồ công anh tím canh tác hướng hữu cơ” từ tỉnh Lâm Đồng.
Thêu nói, dự án ra đời với mong muốn đưa những sản phẩm này đến tay những người mẹ trẻ bị tắc tuyến sữa, không dừng lại đó, bồ công anh tím cũng đang được chủ dự án ấp ủ để đưa ra sản phẩm mới là cao bồ công anh.
Các em có thể gia công, sản xuất giúp, mình tập trung vào bán hàng.
Tiến sĩ Phan Văn Minh sau khi xem phần giấy tờ thì nói “rất đạt”, ông đặt thêm câu hỏi, hiện nay cánh đồng trồng của mình ở đâu, diện tích bao nhiêu, làm sao đảm bảo nguồn này không bị nhiễm?
Chủ dự án cho hay, trồng ở Lâm Đồng, trên khu vực ở Xuân Thọ, được cách ly bởi sông. Nước được kiểm tra liên tục cũng như các loại chất khác có thể theo nước vào. Qúa trình trồng thì dùng phân dùng phân trùn quế, bón lót dùng phân bò hữu cơ.
Nghe phần chia sẻ, Tiến sĩ Minh cho rằng, “các em nên có một cái hồ trữ nước. Và bồ công anh tím ở nước ngoài có không ít, mọc dại nhiều nơi, do đó, các bạn không nên dùng sản phẩm này hướng đến xuất khẩu”.
Đối với dự án cũng từ tỉnh Lâm Đồng “Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu từ sợi chuối (Climate Action with Banana Fiber), do nhóm thí sinh Lê Thị Bảo Yến, Đỗ Đình Dũng, Tiến sĩ Phan Văn Minh khẳng định, làm sao bạn đạt được mục đích thay thế rác nhựa? Vì rất khó cạnh tranh sản phẩm về nhựa với những sản phẩm còn đang ít, đơn giản như dự án đang làm?
Chính vì thế, giám khỏa Vũ Trung Hòa khuyên chủ dự án, “Những sản phẩm nay nên bán ở thị trường châu Âu, nơi họ có ý thích về bảo vệ môi trường, sẽ có sức tiêu thụ tốt hơn thị trường Việt Nam”.
Đối với dự án từ TPHCM “Phát triển và Nâng cao giá trị sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ nông sản Việt Nam”, do nhóm thí sinh Trịnh Công Qui, Trần Thị Thanh Thúy, Đỗ Kha Hữu Luân.
Giám khảo Ngô Đình Dũng nhận định, giá bán chai siro cam của dự án là 139 ngàn là quá đắt, dù là sản phẩm hay. Do đó, mình phải coi trên thị trường có sản phẩm gì cạnh tranh, và mình có điểm đặc biệt gì khác họ, vì những chai siro như này của nước ngoài có đầy ở các siêu thị Việt Nam với giá rất rẻ.
Còn giám khảo Vũ Trung Hòa khẳng định, dự án đã đưa ra dòng sản phẩm có sự đụng hàng với các đối thủ mạnh, tác dụng lại chưa rõ ràng. Mặt khác, người Việt Nam phải ngon, và sản phẩm của em lại chưa bằng công ty lớn được. Ông Hòa dẫn chứng, có một bạn khởi nghiệp trà cam ở Cao Phong – Hòa Bình cũng khởi nghiệp về cái này, rất khó bán. Bên cạnh đó, việc định vị thị trường của dự án và giá bán cũng chưa rõ ràng.
Dự án: Đắk Lắk “Sản xuất chén đĩa từ mo cau” của thí sinh Đào Thị Vân, giám khảo Ngô Đình Dũng đặt câu hõi, so với chén, đĩa dùng giấy, giá cạnh tranh sao, lợi nhuận như nào?
Đào Thị Vân cho biết, sản phẩm có giá bán tương đương, lợi nhuận khoảng 40%. Dưới sự cạnh tranh của thị trường này, giám khảo Nguyễn Đông Triều nhìn nhận, nguồn cau ở đâu? Bán ở đâu?
Đào Thị Vân nói, nguồn cau ở Đắk Lắk rất lớn, diện tích gần ngang cà phê, nhiều nhà trồng hàng hec ta.
“Thị trường thì dự án đa phần là gia công cho một đơn vị ở TPHCM, họ mua và xuất khẩu đi Pháp”, Vân nói.
“Nhưng em cần định hướng bán hàng hay gia công. Sản phẩm của em có đối thủ là bã mía, chuối… mình có lợi thế gì?”, giám khảo Vũ Trung Hòa hỏi.
Đào Thị Vân giải thích, hiện đang tự chủ động đi tìm nguồn xuất khẩu và vẫn gia công. Còn về vấn đề sản phẩm dùng bã mía, khi xay ra và ép thì cần có chất phụ gia để kết dính. Chúng em là 100% thiên nhiên, vì chỉ tạo khuôn, ép nhiệt, khử khuẩn bằng UV.
Cuộc thi Ý tưởng/Dự án khởi nghiệp xanh – Phát triển bền vững lần 10-2024, diễn ra tại Bảo tàng Thế giới Cà phê (đường Nguyễn Đình Chiểu, P. Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột) tỉnh Đắk Lắk, do Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp – BSA, Công ty Cổ phần Vinamit và Tập đoàn cà phê Trung Nguyên tổ chức.
Một số hình ảnh từ các Ý tưởng/dự án thi bảng A:
Bài, ảnh: Trần Quỳnh