Bản tin thị trường, từ 18-23/6/2022

91

Nhóm tin về ngành thực phẩm – ẩm thực

  1. Thực phẩm tốt cho sức khỏe, thịt từ thực vật ‘lên ngôi’ hậu Covid-19
Ngày 17/6, tại hội thảo “Cần làm gì trước xu hướng tiêu dùng sản phẩm tốt cho sức khỏe hậu đại dịch?”, các chuyên gia cho biết, xu hướng tiêu dùng hiện nay tập trung vào các sản phẩm liên quan đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Theo bà Nguyễn Cao Ngọc Dung, Quản lý cấp cao NielsenIQ Việt Nam, đại dịch Covid-19 đã khiến người tiêu dùng ngày càng ý thức hơn những yếu tố tác động đến cuộc sống của họ, đặc biệt là vấn đề liên quan đến sức khỏe. Điều này khiến cho xu hướng tiêu dùng các sản phẩm có yếu tố sức khỏe tăng vượt trội, trong đó thịt thực vật trở thành xu hướng nổi bật.
Nguồn: https://vietnamfinance.vn/thuc-pham-tot-cho-suc-khoe-thit-tu-thuc-vat-len-ngoi-hau-covid-19-20180504224269896.htm
  1. Thu thập 1.000 món ăn, ‘vẽ’ bản đồ ẩm thực Việt Nam
Chiều 17/6, tại TPHCM, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam đã công bố đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 – 2024”. Hoạt động được xem như sợi dây kết nối, thúc đẩy sự phát triển giữa 3 ngành văn hóa – ẩm thực – du lịch.
Đề án đặt mục tiêu thu thập dữ liệu 1.000 món ẩm thực và phát triển thành tổng tập dữ liệu ẩm thực Việt Nam, tiến hành chuyển đổi số thành ‘Bản đồ ẩm thực Việt Nam’, hướng đến xây dựng Bảo tàng ẩm thực Việt Nam.
Nguồn: https://tamviet.tienphong.vn/thu-thap-1-000-mon-an-ve-ban-do-am-thuc-viet-nam-post1446813.tpo
3.    Dưa hấu là mặt hàng xa xỉ ở Hàn Quốc
Dưa vốn là món ăn yêu thích của người Hàn Quốc vào mùa hè, nhưng giờ đây, nhiều người đang do dự không biết có nên cho chúng vào giỏ hàng khi đi chợ hay không, vì giá đã tăng hơn 30% so với một năm trước. Viện Kinh tế Nông thôn Hàn Quốc cho biết tình trạng thiếu người làm ở các nông trại, quy mô diện tích trồng dưa hấu trong nước giảm và khí hậu bất thường đã ảnh hưởng nhiều đến giá trái cây. Biến đổi khí hậu đã làm cho sản lượng dưa hấu ở Hàn Quốc giảm 4%. Mùa hè năm nay cũng đến sớm hơn dự kiến khiến nhu cầu mua dưa hấu của người tiêu dùng tăng sớm, từ đó giá mới cao hơn.
Nguồn: https://ndh.vn/loi-song/dua-hau-la-mat-hang-xa-xi-o-han-quoc-1318097.html
4.    Kellogg sẽ tập trung vào thị trường đồ ăn vặt
Kellogg hôm thứ Ba (21/6) cho biết họ sẽ tách thành ba công ty độc lập trong cuộc đại tu công ty mới nhất của Hoa Kỳ, nhằm mục đích đơn giản hóa cấu trúc và tăng cường tập trung vào kinh doanh đồ ăn vặt.
Nguồn: https://sao.baophapluat.vn/tin-tuc/chi-tiet/kellogg-se-tap-trung-vao-thi-truong-do-an-vat-43991/

Nhóm tin về ngành du lịch

  1. Mùa cao điểm hè, giá vé máy bay quốc tế tăng 25-30%
Hiện giá vé máy bay đến những địa điểm du lịch tại các nước châu Á, châu Âu và Mỹ trong mùa cao điểm hè đã bắt đầu tăng từ 20-35% so với trước.
Đại diện Công ty cổ phần Dịch vụ Vận chuyển Thế giới (WorldTrans) cho biết hiện giá vé bay đi và đến Việt Nam tăng từ 20-35% so với thời điểm trước dịch do nhu cầu đi lại tăng và ảnh hưởng bởi giá nhiên liệu. Theo vị này, các tour – tuyến du lịch châu Âu như Anh, Đức, Úc được khách hàng ưa chuộng vào thời điểm này.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/mua-cao-diem-he-gia-ve-may-bay-quoc-te-tang-25-30/
  1. Du lịch Đà Nẵng hướng về thị trường Ấn Độ
Trước tín hiệu phục hồi tích cực, ngành du lịch Đà Nẵng lên kế hoạch lâu dài là đa dạng nguồn khách quốc tế. Trong đó, Ấn Độ là một trong những thị trường tiềm năng được hướng đến. Loại hình du lịch kết hợp tổ chức đám cưới cho khách Ấn Độ là một sản phẩm nhiều tiềm năng.
Nguồn: https://vov.vn/du-lich/du-lich-da-nang-huong-ve-thi-truong-an-do-post951777.vov

Nhóm tin về ngành bán lẻ

1.    Giá hàng hoá, thực phẩm thiết yếu ở TPHCM tăng chóng mặt
Ghi nhận thực tế của PV Tiền Phong tại các chợ truyền thống ở TP.HCM trong những ngày gần đây, nhiều mặt hàng như rau củ quả tăng từ 5.000-10.000 đồng/kg.
Xăng tăng giá kéo theo nhiều mặt hàng tiêu dùng tăng theo. Điều này đang gia tăng áp lực chi tiêu đối với người tiêu dùng, nhất là công nhân có thu nhập thấp. Vì thế, không ít người đã chọn cách ăn uống dè sẻn, hạn chế mua sắm để vượt qua “vòng xoáy” bão giá.
Nguồn: https://tienphong.vn/gia-hang-hoa-thuc-pham-thuc-pham-thiet-yeu-o-tphcm-tang-chong-mat-post1446479.tpo
2.    TopZone hiện thực hóa mục tiêu 1 tỷ USD doanh thu Apple của TGDD
Thế Giới Di Động đã chính thức cán mốc 50 cửa hàng TopZone chỉ sau 8 tháng ra đời. Với mục tiêu mở tổng cộng 200 cửa hàng, TopZone kỳ vọng sẽ đạt 1 tỷ đô doanh thu năm 2023, chiếm 40% thị phần sản phẩm Apple tại Việt Nam.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/topzone-hien-thuc-hoa-muc-tieu-1-ty-usd-doanh-thu-apple-cua-tgdd-42022186202752184.htm

Nhóm tin về ngành thời trang

  1. Doanh nghiệp ngành trang sức tìm cơ hội bứt phá sau đại dịch
Theo báo cáo xu hướng nhu cầu vàng mới nhất của Hội đồng Vàng Thế giới, tổng nhu cầu vàng cả năm 2021 ở Việt Nam đạt 43 tấn, tăng 8% so với năm trước, bất chấp ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Trong đó, riêng nhu cầu về trang sức ở Việt Nam đạt 12 tấn trong năm 2021, cao hơn 11% so với năm 2020.
Trong bối cảnh thị trường trang sức đang dần phục hồi, với việc nâng cấp hàng loạt cửa hàng tại Hà Nội trong năm 2022, PNJ đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu thuần 32,2% trên toàn quốc và lãi ròng tăng trưởng 28,2%.
Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/kinh-te/doanh-nghiep-nganh-trang-suc-tim-co-hoi-but-pha-sau-dai-dich/20220619103357334
  1. Hàng hiệu xa xỉ Trung Quốc chạy về vùng quê
Khi thị phần ở đô thị ngày càng cạnh tranh, các thành phố cấp thấp, vùng quê ở Trung Quốc là nơi được những thương hiệu cao cấp nhắm đến. Nhiều nhà phân tích cho rằng ưu điểm của việc mở rộng thị phần là tiếp cận tầng lớp trung lưu mới với khả năng tài chính dư dả.
McKinsey dự kiến đến năm 2025, nhóm khá giả này sẽ vượt quá 500 triệu người, bao gồm hơn một nửa dân số thành thị của Trung Quốc, với tổng thu nhập khả dụng của họ đạt 2 nghìn tỷ USD (13,3 nghìn tỷ nhân dân tệ).
Nguồn: https://zingnews.vn/hang-hieu-xa-xi-trung-quoc-chay-ve-vung-que-post1328562.html

Nhóm tin về ngành kĩ thuật – công nghệ

1.    Ứng dụng gọi xe tìm mọi cách giữ chân tài xế công nghệ
Giá xăng tăng cao khiến áp lực của tài xế ngày càng nhiều hơn. Các hãng gọi xe tìm mọi cách giữ chân tài xế bằng các chương trình thưởng chuyến, hỗ trợ thậm chí giảm chiết khấu để giảm áp lực, trong khi không thể tăng giá dịch vụ bởi nó sẽ tác động tới khách hàng.
Nguồn: https://ictnews.vietnamnet.vn/cuoc-song-so/ung-dung-goi-xe-tim-moi-cach-giu-chan-tai-xe-413548.html
2.    Viettel Telecom chính thức ra mắt giải pháp Tem/vé/thẻ điện tử
Từ việc mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cá nhân sử dụng khi Việt Nam bước vào xã hội số, Viettel chính thức ra mắt giải pháp Tem/Vé/Thẻ điện tử – được xem như một tấm thẻ thông hành của thời đại 4.0, giúp hoàn thiện hệ sinh thái chứng từ điện tử cung cấp cho mọi đối tượng khách hàng doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/viettel-telecom-chinh-thuc-ra-mat-giai-phap-tem-ve-the-dien-tu-4202216614288171.htm
3.    Công ty mẹ TikTok ‘vỡ mộng’ làm game
ByteDance đã đóng cửa xưởng phát triển game mua lại 3 năm trước, cắt giảm hơn 100 nhân sự dù trước đó tham vọng thách thức Tencent trên thị trường game di động.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/cong-ty-me-tiktok-vo-mong-lam-game-2031235.html
4.    Startup Fintech Coin98 sẽ tham gia vào mảng game?
Là một startup về công nghệ tài chính (Fintech), thế nhưng Coin98 vừa có một bước đi bất ngờ khi tuyên bố sáp nhập với một studio game. Theo đó, hệ sinh thái của startup này vừa có thêm một thành viên mới với sự gia nhập của Yunero Studios. Được thành lập vào năm 2021, Yunero Studios là một studio game có trụ sở tại Việt Nam. Công việc chính của studio này là phát triển các tựa game ứng dụng công nghệ Blockchain. Trong đó, một tựa game mới nhiều khả năng sẽ được cho ra mắt vào cuối năm nay. Việc sáp nhập Yunero Studios đánh dấu startup Coin98 bắt đầu dấn thân sang mảng game.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/startup-fintech-coin98-se-tham-gia-vao-mang-game-2032261.html

Nhóm tin về ngành công nghiệp nặng

1.    Giá thép tại Trung Quốc tiếp tục giảm, quặng sắt thấp nhất 6 tháng
Theo Sunsirs, giá giao ngay của nhiều loại thép tại Trung Quốc ngày 17/6 giảm. Cụ thể, thép thanh vằn giảm 2,8%, thấp nhất từ đầu năm tới nay. Giá thép cuộn cán nóng hạ 2,7%, thép không gỉ hạ 0,7%, … Một số yếu tố đang làm mờ triển vọng nhu cầu thép ở Trung Quốc, bao gồm sự gián đoạn hoạt động xây dựng do mùa mưa và các biện pháp ngăn chặn sự bùng phát Covid-19.
Nguồn: https://ndh.vn/kim-loai/gia-thep-tai-trung-quoc-tiep-tuc-giam-quang-sat-thap-nhat-6-thang-1318052.html
2.    Thép là mặt hàng tiếp theo bước vào thời kỳ ‘bão giá’?
Khi lạm phát tăng cao cũng như khủng hoảng năng lượng diễn ra trên toàn cầu, các “ông lớn” trên thế giới thúc đẩy việc xây dựng hạ tầng cũng như xây dựng nhà máy điện hạt . Thép được dự báo sẽ là mặt hàng tiếp theo bước vào thời kì “bão giá”.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/thep-la-mat-hang-tiep-theo-buoc-vao-thoi-ky-bao-gia-4202219618927300.htm
3.    Tesla đang ‘nhường’ thị trường ô tô điện cấp thấp cho các nhà sản xuất xe hơi truyền thống
Hôm 15/6 vừa qua, Tesla đã đưa ra đợt tăng giá xe điện thứ 4 trong năm, nâng giá khởi điểm của một số phiên bản Model 3, Y, S và X lên khoảng 5% cho mỗi dòng xe. Cho đến nay, công ty đã lũng đoạn thị trường xe điện hạng sang vốn có tỷ suất lợi nhuận cao, và bằng lòng để các nhà sản xuất ô tô truyền thống như GM và Nissan tranh giành quyền kiểm soát thị trường ít sinh lời hơn đối với dòng xe điện có giá cả phải chăng.Từ bỏ thị trường mang lại tỷ lệ sinh lợi thấp, Tesla đã quyết định để mặc cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống quyền xác định tương lai của các dòng xe điện giá thấp.
Nguồn: http://ttvn.toquoc.vn/tesla-dang-nhuong-thi-truong-o-to-dien-cap-thap-cho-cac-nha-san-xuat-xe-hoi-truyen-thong-72022176165269.htm
4.    Xe máy điện đang bùng nổ tại thị trường Indonesia
Được đánh giá là có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về cơ sở hạ tầng, giao thông, thói quen thích sử dụng xe máy, thị trường Indonesia đang có những bước chuyển cực nhanh sang xe máy điện. Mục tiêu đặt ra của chính phủ Indonesia là có 13 triệu xe máy điện trên đường phố vào năm 2030.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/co-nhieu-diem-tuong-dong-viet-nam-xe-may-dien-dang-bung-no-tai-thi-truong-lon-nhat-the-gioi-nay-4202217615510113.htm

Nhóm tin về liên kết, đầu tư, start-up, DN mới

1.    Startup Việt với sản phẩm trứng gà nuôi bằng thảo dược
Từ ý tưởng ấp ủ ban đầu, đến năm 2015, đến tháng 6/2020, anh Phan Trung Kiên – người sáng lập công ty trứng gà Sadu – bắt đầu nuôi gà bằng thức ăn từ cây dược liệu do mình tự làm, chứ không dùng thức ăn công nghiệp để thu hoạch trứng. Gà trong trang trại được nuôi trong môi trường mát, được nghe nhạc, được ngủ trưa. Những con gà nào không tồn tại được sẽ bị loại chứ không dùng thuốc kháng sinh để chữa. Theo startup này, khi mang đi kiểm tra, hàm lượng cholesterol trong trứng của Sadu rất thấp, chỉ 125,5mg/100gram trứng.
“Kết quả thấp nhất chúng tôi tìm được trên Internet là 152,3mg/100gram. Do đó trứng gà của Sadu đang có hàm lượng cholesterol thấp nhất thế giới. Giá của những quả trứng gà như vậy là 8.291 đồng/quả. Một hộp 12 quả sẽ có giá 99.500 đồng”, anh Kiên cho biết.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/hoc-nguoi-nhat-startup-trung-ga-premium-make-in-viet-nam-ban-8-000-dong-qua-2031649.html

 Nhóm tin về nông sản – thủy sản – chăn nuôi

1.    Khoai lang Đắk Lắk rớt giá, ế ẩm, nông dân thua lỗ nặng
Hàng trăm ha khoai lang ở Đắk Lắk đã đến kỳ thu hoạch nhưng giá giảm mạnh mà không có người mua. Một thương lái chuyện thu mua khoai lang các tỉnh Tây Nguyên để xuất khẩu cho biết, từ cuối tháng 4 đến nay, nguồn cung vượt cầu nên giá khoai lang liên tiếp giảm sâu. Các đối tác phía Trung Quốc nhập khoai nhỏ giọt nên càng khiến giá khoai xuống thấp.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/khoai-lang-dak-lak-rot-gia-e-am-nong-dan-thua-lo-nang-post950898.vov
2.    Thanh long tăng giá trở lại, nhà vườn ngưng phá bỏ vườn cây
Sau một thời gian dài sụt giá, hiện nay trái thanh long ở địa bàn tỉnh Tiền Giang có giá tăng trở lại. Nhà vườn đang tích cực chăm sóc, cải tạo vườn cây để đón nhận những mùa bội thu. Ở thời điểm này, nhà vườn bán trái thanh long ruột rắng và ruột đỏ ở mức từ 10.000 – 15.000 đồng/kg; tăng 2 lần so với tháng trước.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/thanh-long-tang-gia-tro-lai-nha-vuon-ngung-pha-bo-vuon-cay-post951343.vov
 3.    Giá dừa khô ở Trà Vinh tiếp tục giảm mạnh
Từ đầu tháng 6/2022 đến nay, giá dừa khô tại ở tỉnh Trà Vinh tiếp tục giảm thêm 10.000 đồng/chục (12 trái) tùy chất lượng trái và chi phí vận chuyển. Cụ thể, giá dừa khô đang được những người thu gom, tự hái tại vườn mua với giá từ 25.000 – 35.000 đồng/chục.
Theo ông Huỳnh Khắc Nhu, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Trà Bắc (TRABACO) chuyên sản xuất than hoạt tính từ than gáo dừa và các sản phẩm từ trái dừa xuất khẩu cho biết, nguyên nhân giá dừa khô giảm mạnh do nhiều tháng qua các sản phẩm thảm sơ dừa, chỉ xơ dừa, nước cốt dừa cấp đông, sữa dừa,… bị hạn chế về thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, một số nước xuất khẩu dừa trong khu vực và trên thế giới có sự cạnh tranh hạ giá bán để thu hút khách hàng.
Nguồn: https://baotintuc.vn/thi-truong-tien-te/gia-dua-kho-o-tra-vinh-tiep-tuc-giam-manh-20220622094853464.htm
4.    Thế khó của ngành chăn nuôi heo
Giá lúa mì – một trong những nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi là 10,3 USD/bushel, đậu tương là 17 USD/bushel, cao hơn lần lượt 56% và 22% so với cùng kỳ 2021. Ngành chăn nuôi heo đang đối mặt với áp lực giá thức ăn chăn nuôi tăng, trong khi giá heo hơi chỉ tăng nhẹ hoặc đi ngang, thậm chí có nơi giảm so với tháng 5.
Nguồn: https://ndh.vn/nong-san/the-kho-cua-nganh-chan-nuoi-heo-1318089.html
5.    Giá xăng dầu tăng cao, thủy sản giá thấp ngư dân “ngại” ra khơi
Hiện đang vào vụ đánh bắt hải sản chính của ngư dân trong năm, tuy nhiên, trước việc giá xăng dầu liên tục tăng, trong khi hải sản bán ra giá thấp nên nhiều chủ tàu cá ở tỉnh Quảng Nam ngại ra khơi đánh bắt xa bờ.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/gia-xang-dau-tang-cao-thuy-san-gia-thap-ngu-dan-ngai-ra-khoi-post951410.vov
6.    Đi tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường
Giá đường mía hiện nay tăng nhẹ dưới tác động của thị trường quốc tế và cước vận chuyển tăng. Tại thị trường trong nước, giá đường vẫn đang giao dịch quanh mức 18 nghìn đồng/kg, tăng khoảng 10-15% so với giai đoạn đầu năm. Tuy nhiên, ngành mía đường trong nước đang gặp khó khăn do không thể tiêu thụ được sản phẩm, không đủ sức cạnh tranh được với đường nhập khẩu và cả nhập lậu.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/di-tim-giai-phap-thao-go-kho-khan-cho-nganh-mia-duong-20220620232017472.htm

Nhóm tin về thị trường xuất nhập khẩu

1.    Xuất nhập khẩu nhiều khởi sắc, cả nước có 27 mặt hàng xuất khẩu vượt 1 tỷ USD
Tại cuộc họp báo thường kỳ do Bộ Công Thương tổ chức chiều 16/6, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin, tình hình kinh tế – thương mại Việt Nam trong tháng 5 và 5 tháng năm 2022 tiếp tục ghi nhận kết quả đáng khích lệ ở cả 3 lĩnh vực công nghiệp – xuất khẩu – thị trường trong nước.
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/xuat-nhap-khau-nhieu-khoi-sac-ca-nuoc-co-27-mat-hang-xuat-khau-vuot-1-ty-usd-20220616170332254.htm
2.    ‘Dòng chảy’ cá thịt trắng trước lệnh trừng phạt của Mỹ, EU và cơ hội của cá tra Việt Nam
Sản phẩm cá thịt trắng gồm cá tuyết và cá minh thái của Moscow đang đứng trước áp lực nhận lệnh trừng phạt từ Liên minh châu Âu (EU), dù đây là một trong những mặt hàng nhập khẩu chính của các quốc gia trong khối. Giả thiết về một sản phẩm thay thế có thể được đưa ra như cá tra – mặt hàng tiềm năng của Việt Nam. Bà Tạ Hà, chuyên gia thị trường ngành hàng cá tra Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho rằng giá cá thịt trắng Nga đi lên, tạo cơ hội cho cá tra đông lạnh Việt Nam tăng trưởng ở nhiều thị trường châu Âu nhờ lợi thế về giá.
Nguồn: https://ndh.vn/nong-san/dong-chay-ca-thit-trang-truoc-lenh-trung-phat-cua-my-eu-va-co-hoi-cua-ca-tra-viet-nam-1318003.html
3.    Giá cá tra xuất khẩu vào Hoa Kỳ lập kỷ lục
Giá cá tra xuất khẩu vào Hoa Kỳ đã lên tới mức 4,5 USD/kg, cao nhất từ trước tới nay. Ngoài nguyên nhân do nguồn cung khan hiếm sau 2 năm dịch bệnh, việc Mỹ và châu Âu tạm ngừng nhập khẩu thủy sản từ Nga đang tạo cơ hội vàng để sản phẩm cá tra Việt Nam tăng thị phần ở 2 thị trường này.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/gia-ca-tra-xuat-khau-vao-hoa-ky-lap-ky-luc-2022061619574196.htm
4.    Nhiều tín hiệu mở ra với xuất khẩu gạo nửa cuối năm
Theo các chuyên gia, doanh nghiệp, trước khó khăn về nguồn cung lúa mì trên thế giới, gạo – một loại lương thực chính ở phần lớn châu Á sẽ tăng giá mạnh thời gian tới. Đây cũng là lợi thế cho xuất khẩu gạo Việt Nam.
Bên cạnh việc duy trì đơn hàng sang các thị trường truyền thống thì các doanh nghiệp cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường đòi hỏi gạo chất lượng cao như Mỹ hay các nước trong khối EU như: Đức, Thụy Điển, Bỉ, Ba Lan…
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/nhieu-tin-hieu-mo-ra-voi-xuat-khau-gao-nua-cuoi-nam-20220620190431692.htm
5.    Vải thiều, thanh long chen chân vào thị trường 2,6 tỉ USD của Thái Lan
Ngày 19-6, Đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết một doanh nghiệp hội viên đang xúc tiến đưa vải thiều loại 1 sang Thái Lan để chuẩn bị cho tuần lễ “Vải thiều Việt Nam” tại hệ thống bán lẻ Central Group của Thái Lan, bắt đầu từ ngày 23-6 tới.
Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), nhu cầu nhập khẩu các loại trái cây, rau củ tươi của Thái Lan là rất lớn với kim ngạch nhập khẩu đạt 2,6 tỉ USD vào năm 2020. Trong khi đó, Việt Nam có nhiều sản phẩm thế mạnh mà Thái Lan không cạnh tranh được, ví dụ như: vải và thanh long.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/vai-thieu-thanh-long-chen-chan-vao-thi-truong-26-ti-usd-cua-thai-lan-20220619101106689.htm
6.    Toàn bộ 100 container hạt điều đã trở về sở hữu của các doanh nghiệp Việt
Theo thông tin của Thương vụ Việt Nam tại Italy, cho đến nay 100 container hạt điều của 6 công ty xuất khẩu Việt Nam ký hợp đồng bán cho nhóm 5 công ty nhập khẩu Italy đều đã được trả lại quyền sở hữu cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/toan-bo-100-container-hat-dieu-da-tro-ve-so-huu-cua-cac-doanh-nghiep-viet-20220620122111102.htm
7.    Khoai mì Thái có giá khi thế giới thiếu lúa mì Ukraine
Xuất khẩu các sản phẩm từ khoai mì (sắn) của Thái Lan từ tháng 1 đến tháng 4-2022 đã tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái do các nước lo ngại khủng hoảng lương thực. Năm ngoái, khoai mì đem về cho Thái Lan 3,4 tỉ USD.
Báo Bangkok Post dẫn lời ông Phithak Udomwichaiwat, chuyên viên cao cấp của Bộ Thương mại Thái Lan, cho biết sở dĩ xuất khẩu khoai mì của Thái Lan tăng là do các nhà nhập khẩu tìm kiếm các sản phẩm thay thế ngũ cốc, trước nguy cơ khủng hoảng lương thực do chiến sự tại Ukraine.
Nguồn: https://tuoitre.vn/khoai-mi-thai-co-gia-khi-the-gioi-thieu-lua-mi-ukraine-20220621062300984.htm
8.    Hàn Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá ống đồng đúc từ Việt Nam
Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (KTC) tiếp tục gia hạn thêm 2 tháng với vụ việc điều tra chống bán phá giá sản phẩm ống đồng đúc có mã HS 7411.10.0000 có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc.
Thời hạn dự kiến ban hành kết luận cuối cùng của KTC sẽ kéo dài đến ngày 27/8/2022 do cơ quan điều tra cần thêm thời gian xem xét thông tin bổ sung liên quan đến nhà sản xuất và nhà xuất nhập khẩu.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/han-quoc-gia-han-dieu-tra-chong-ban-pha-gia-ong-dong-duc-tu-viet-nam-20220622045513084.htm

Nhóm tin kinh tế Hậu Covid

  1. Sự suy tàn của ‘ngày hội sale’ ở Trung Quốc
Các chương trình giảm giá lớn khi mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc đang chứng kiến sự dè dặt trong chi tiêu của nhiều người trẻ, do ảnh hưởng từ các đợt phong tỏa nghiêm ngặt. Tổn thương tài chính vì các đợt phong tỏa nghiêm ngặt là lý do lớn nhất mà họ đưa ra cho sự thay đổi thói quen chi tiêu của mình, theo South China Morning Post.
Nguồn: https://zingnews.vn/su-suy-tan-cua-ngay-hoi-sale-o-trung-quoc-post1328083.html
  1. Ngành hàng không châu Âu đang đối diện một mùa hè hỗn loạn
Ngành hàng không châu Âu nhìn chung đã để mất 600.000 việc làm kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện. Sau hai năm khốn khổ vì đại dịch, mùa Hè 2022 được kỳ vọng sẽ là thời kỳ ngành du lịch quay trở lại trạng thái bình thường.
Tuy nhiên, tình trạng thiếu lao động và đình công đã gây ra sự gián đoạn ở các sân bay London, Amsterdam, Paris, Rome và Frankfurt vào mùa Xuân này. Các hãng hàng không như hãng hàng không giá rẻ easyJet khổng lồ đã phải hủy hàng trăm chuyến bay, trong khi các cuộc đình công mới liên tục diễn ra ở Bỉ, Tây Ban Nha, Pháp và khu vực bán đảo Scandinavia.
Nguồn: https://baotintuc.vn/the-gioi/mot-mua-he-hon-loan-o-chau-au-20220619222246426.htm
  1. Chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn chưa hồi phục hoàn toàn sau đại dịch
Nhiều loại thực phẩm trở nên đắt đỏ do sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu. Chúng bao gồm rau diếp Australia, xúc xích Italy ở Nhật Bản và bia đóng chai ở Đức.
Sự thiếu hụt các mặt hàng thực phẩm phổ biến từ bỏng ngô đến sriracha đang tràn vào các nhà hàng và kệ hàng tạp hóa vào mùa hè này. Đây là một dấu hiệu cho thấy chuỗi cung ứng khổng lồ của thế giới vẫn đang chịu nhiều áp lực, theo Bloomberg.
Nguồn: https://zingnews.vn/nguoi-duc-thieu-bia-nguoi-nhat-kho-mua-xuc-xich-post1328594.html

Nhóm tin về ảnh hưởng của cuộc chiến Nga –Ukraine

  1. Giá dầu bất ngờ lao dốc 6%
Mỹ thể hiện quyết tâm kiềm chế lạm phát bằng cách tăng lãi suất khiến các nhà giao dịch lo ngại, dẫn đến động thái bán tháo trên thị trường dầu thô. Dầu WTI đã giảm 6,8%, xuống còn 109,56 USD trong phiên giao dịch ngày 17/6, dầu thô Brent giảm 6,69 USD tương đương 5,6%. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell công khai tán thành việc tăng lãi suất trong phạm vi hạn chế – một chiến lược thường được đưa ra trong giai đoạn suy thoái kinh tế và có thể làm giảm tiêu thụ năng lượng.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/vi-dau-gia-dau-bat-ngo-lao-doc-6-4202218691213423.htm
2.    Nga tuyên bố sẽ chỉ bán nông sản cho các nước thân thiện
Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Dmitry Patrushev cho biết sản lượng ngũ cốc của nước này có thể đạt 130 triệu tấn trong năm nay, đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước và đảm bảo tiềm năng xuất khẩu. Theo đài RT ngày 16/6, phát biểu bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế, ông Patrushev nói: “Các nông sản của chúng tôi sẽ có mặt trên thị trường nước ngoài, nhưng chỉ ở những quốc gia thân thiện với chúng tôi, không gây trở ngại và khó khăn cho chúng tôi”. Ông cũng đã chỉ ra nhiều thách thức như chuỗi cung ứng bị phá vỡ và những khó khăn trong tính toán tài chính. Ông cho biết Nga phải vượt qua những trở ngại này để có thể cung cấp lương thực cho những nước cần nhất.
Nguồn: https://baotintuc.vn/the-gioi/nga-tuyen-bo-se-chi-ban-nong-san-cho-cac-nuoc-than-thien-20220616213229308.htm
3.    Giá xăng dầu tăng mạnh, các nhà xe lâm vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”
Lượng hành khách đi lại ít cộng với giá xăng dầu liên lục “leo thang” khiến doanh nghiệp vận tải khách ở TP.HCM than thở thu không đủ chi, thậm chí thua lỗ. Nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách đang rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, bởi nếu tăng giá vé để chạy đua với giá xăng thì càng mất khách, còn giữ mức giá cũ thì lỗ nặng.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/gia-xang-dau-tang-manh-cac-nha-xe-lam-vao-canh-tien-thoai-luong-nan-post950901.vov
4.    Điêu đứng vì giá xăng tăng
Giá xăng vừa lập đỉnh mới, xăng RON 95 lên gần 33.000 đồng/lít. Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã có 16 kỳ điều chỉnh với 13 lần tăng giá, 3 lần giảm. Đây là lần tăng giá xăng thứ 7 liên tiếp tính từ tháng 4/2022 đến nay. Giá xăng dầu tăng quá cao và liên tục khiến mọi mặt đời sống, hoạt động của doanh nghiệp, người dân đều chật vật.
Nguồn: https://tienphong.vn/dieu-dung-vi-gia-xang-tang-post1447725.tpo
5.    Nguồn cung dầu sẽ phải ‘vật lộn’ để đuổi kịp nhu cầu trong năm tới
“Nguồn cung dầu toàn cầu có thể gặp khó khăn trong việc theo kịp nhu cầu trong năm tới, khi các lệnh trừng phạt thắt chặt hơn buộc Nga phải đóng cửa nhiều giếng khoan hơn và số lượng nhà sản xuất tăng do hạn chế về công suất”.
Tổ chức tư vấn năng lượng có trụ sở tại Paris, nơi tư vấn cho các quốc gia tiêu thụ dầu lớn về chính sách năng lượng, dự đoán rằng nhu cầu trong năm tới sẽ tăng 2,2 triệu thùng/ngày lên 101,6 triệu thùng/ngày, do các quốc gia phát triển.
Trong khi IEA dự kiến ​​Mỹ sẽ tăng đáng kể sản lượng trong nước vào năm 2022 và 2023, các thành viên của nhóm Opec+, bao gồm cả Nga, sẽ khó tiếp tục tăng sản lượng để đáp ứng mức tiêu thụ gia tăng.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/nguon-cung-dau-se-phai-vat-lon-de-duoi-kip-nhu-cau-trong-nam-toi-4202216620243745.htm
6.    Giá khí đốt liên tục tăng cao, châu Âu đang phải hứng chịu ‘đòn giáng kép’
Nguồn cung khí đốt của châu Âu hứng một “đòn giáng kép” khi một cảng xuất khẩu khí tự nhiên của Mỹ tuyên bố phải tạm ngừng hoạt động trong ít nhất 3 tháng và Nga nói sẽ giảm mạnh lượng khí đốt đi qua một đường ống chủ chốt dẫn tới Đức.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/gia-khi-dot-lien-tuc-tang-cao-chau-au-dang-phai-hung-chiu-don-giang-kep-42022186175939386.htm

Nhóm tin về thực phẩm plant-based/ cell-based/ fermentation

  1. Protein nấm – một đối trọng mới trong thị trường đạm thay thế
Mycovation – công ty nghiên cứu về protein nấm đầu tiên của Châu Á – đã công bố rằng sản phẩm của họ chính là tương lai của ngành đạm thay thế dựa trên tiêu chí về hương vị, dinh dưỡng và tính bền vững với môi trường.
SHiva Sursala – CEO của công ty có trụ sở tại Singapore và Ấn Độ này – cho biết: hiện tại phần lớn các sản phẩm thịt plant-based trên thị trường đang sử dụng nguyên liệu chính là đậu xanh, đậu nành và lúa mì bị hạn chế về mặt cấu trúc sợi cũng như cần phải tẩm ướp thêm gia vị để làm dịu đi mùi vị gốc. Trong khi đó protein từ nấm với cấu trúc sợi dài hơn sẽ giúp việc mô phỏng xớ thịt dễ dàng hơn, cùng với vị ngọt thịt từ nấm sẽ giúp giảm bớt lượng gia vị, hương liệu cần sử dụng.
Bên cạnh đó, về góc độ dinh dưỡng, protein nấm cũng tỏ ra vượt trội hơn nếu xét trên góc độ dễ dàng tiêu hóa và ít gây ra tác dụng phụ như dị ứng hơn các loại đậu xanh, đậu nành và lúa mì.
Về khía cạnh bền vững với môi trường, vị CEO này cũng dẫn ra rằng để tạo ra một lượng protein đậu nành tương đương thì việc khai thác protein nấm chỉ cần sử dụng 1/20 diện tích đất cũng như sử dụng lượng nước ít hơn nhiều.
Hiện tại, công ty cũng đang tập trung sử dụng loại protein nấm để phát triển các món ăn Châu Á và hướng đến mô hình B2B, xuất phát từ nhu cầu thị trường nội địa to lớn từ cả Singapore và Ấn Độ. Dự kiến các sản phẩm của Mycovation sẽ được ra mắt thị trường vào tháng 6 và tháng 7 năm nay.
Nguồn: https://www.foodnavigator-asia.com/Article/2022/06/15/mycoprotein-touted-as-future-of-protein-due-to-flavour-nutrition-and-sustainability-credentials 
  1. Công ty Thái Lan  dòng sản phẩm snack từ côn trùng
Công ty Cric-Co (Thái Lan) tin rằng thị trường cho dòng sản phẩm snacks nguồn gốc từ côn trùng là rất lớn cả ở nội địa và trên quốc tế, nếu được tiếp cận đúng cách và tạo ra được sự cộng hưởng với nhóm khách hàng tiềm năng.
Dù việc ăn côn trùng chế biến không hề mới mẻ tại các nước Châu Á, nhưng vẫn có sự e ngại nhất định từ người tiêu dùng khi được giới thiệu các món ăn sử dụng côn trùng nguyên con. Ngược lại, thị trường phương Tây lại tỏ ra cởi mở hơn với việc sử dụng đạm từ côn trùng khi xem xét yếu tố bền vững so với đạm động vật thông thường.
Do đó, Cric-Co đã thử thay đổi cách tiếp cận khi sử dụng đạm côn trùng để tạo ra các các món ăn vặt dễ ăn và dễ chấp nhận hơn bởi nhóm khách hàng trẻ tuổi, cụ thể là sản phẩm bánh quy giòn từ 100% bột dế.
Đồng thời, công ty cũng sử dụng chiến lược marketing tập trung vào tính bản địa của chuỗi cung ứng: khi họ thu mua dế từ các trang trại địa phương, chế biến gia tăng giá trị và bán ra thế giới, sau đó dùng lợi nhuận thu được để đóng góp phát triển cộng đồng tại địa phương này. Công ty tin rằng cách tiếp cận này sẽ thu hút sự quan tâm của các nhóm khách hàng trẻ quan tâm đến yếu tố bền vững và sự phát triển của cộng đồng.
Nguồn: https://www.foodnavigator-asia.com/Article/2022/06/15/can-format-innovation-help-asia-s-insect-based-snack-sector-go-global
  1. Liên doanh phát triển thịt nuôi cấy giữa C.P (Thái Lan) và Future Meat Technologies (Israel) đưa ra định hướng để chiếm lĩnh thị trường Châu Á
Theo nhà sáng lập Yaakov Nahmias của Future Meat Technologies (FMT), người tiêu dùng tại thị trường Châu Á có xu hướng ưa chuộng tiêu thụ thịt đen (thịt đùi) hơn là thịt trắng (thịt ức), từ đó ông chỉ ra rằng để chiếm lĩnh thị trường thịt nuôi cấy tại Châu Á thì đây là điều không thể bỏ qua.
Ngoài ra ông cũng chỉ ra rằng công nghệ mà FMT và C.P đang phát triển đang có nhiều ưu thế lớn trong việc sản xuất loại thịt đen được ưa chuộng này cà về yếu tố hương vị lẫn giá thành sản xuất. Ông tin rằng đây chính là chìa khóa giúp liên doanh giữa C.P và FMT giành ưu thế trên thị trường thịt nuôi cấy đầy tiềm năng ở Châu Á hiện tại.
Nhận định về sự phát triển của thị trường thịt cell-based trong tương lai, ông Nahmias tin rằng các sản phẩm thịt nuôi cấy được thương mai hóa theo hướng B2C cần được sự công nhận từ một thị trường lớn và uy tín như Mĩ để được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Dù rằng tại Singapore, dòng sản phẩm này đã được cấp phép nhưng chỉ mới có mặt tại một số ít nhà hàng với mức giá tương đối cao nên lượng người tiếp cận còn khá han chế nên vẫn chưa tạo ra đươc nhiều ảnh hưởng với các thị trường khu vực. Do đó, theo ông, dù ngành thịt nuôi cấy vẫn chưa thực sự bước vào giai đoạn chín muồi tại Châu Á, nhưng chắc chắn thị trường này vẫn đang tăng trưởng không ngừng.
Nguồn: https://www.foodnavigator-asia.com/Article/2022/06/20/cp-foods-cultivated-meat-partner-future-meat-technologies-believes-cracking-dark-meat-production-is-answer-to-asian-growth
BSAi