Bản tin thị trường, từ 29/4 – 4/5/2023

66

Nhóm tin về ngành thực phẩm – ẩm thực

1.    Thịt, trứng trong nước dư thừa, Việt Nam vẫn ồ ạt nhập thực phẩm ngoại
Ngày 27/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp chăn nuôi gia cầm trong tình hình mới. Ông Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam (VIPA) – cho rằng, lượng gia cầm chăn nuôi trong nước hiện nay là rất lớn. Trong quý 1, đàn gia cầm ước khoảng hơn 551 triệu con, sản lượng thịt gia cầm ước đạt 563.200 tấn, trứng ước đạt 4,7 tỷ quả, đều tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2022. Điều đáng nói, trong khi sản lượng thịt, trứng gia cầm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của 100 triệu dân trong nước và dư thừa để xuất khẩu, Việt Nam lại cho phép nhập một khối lượng lớn gia cầm sống về giết mổ và lượng lớn thịt gia cầm đông lạnh, chưa kể lượng nhập lậu. Thống kê cho thấy, năm 2022, lượng gà sống nhập khẩu vào Việt Nam dùng để giết mổ là 6.603 tấn thịt, tăng 100,8% và lượng thịt gia cầm đã qua giết mổ đạt gần 25.000 tấn, tăng 9,6% so với năm 2021. Trong 3 tháng đầu năm, số lượng gà sống (dùng làm thịt) nhập về Việt Nam đạt 1.120 tấn và lượng thịt gia cầm đã qua giết mổ nhập về đạt 47.817 tấn.
Tại hội nghị, các doanh nghiệp chăn nuôi phản ánh đang đứng trước rất nhiều khó khăn khi giá các sản phẩm biến động nhiều khiến tâm lý của người chăn nuôi chán nản. Chỉ trong vài năm qua, thị trường chăn nuôi biến động mạnh khiến cả nước từ hơn 4 triệu hộ chăn nuôi hiện chỉ còn hơn 2 triệu hộ. Ông Vũ Anh Tuấn – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – đề xuất Bộ NN&PTNT cân nhắc xây dựng đề án trồng lúa phục vụ thức ăn chăn nuôi để giảm áp lực về giá thức ăn tăng cao. Ông Tuấn cũng đề nghị Bộ NN&PTNT sớm đề xuất các đơn vị xem xét đề xuất chính sách tín dụng ưu đãi, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi, tiếp tục xem xét giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và có chính sách đặc thù hỗ trợ các doanh nghiệp nội và người chăn nuôi trong nước đủ sức cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp FDI.
Trước tình trạng áp lực đầu ra sản phẩm chăn nuôi trong nước, các doanh nghiệp kiến nghị Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác đàm phán mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm thịt trứng gia cầm chế biến, con giống sang các nước, vùng lãnh thổ có nhu cầu nhập khẩu nhập khẩu sản phẩm gia cầm của nước ta như Singapore, Malaysia, Bangladesh, Myanmar, Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc).
Nguồn: https://tienphong.vn/thit-trung-trong-nuoc-du-thua-viet-nam-van-o-at-nhap-thuc-pham-ngoai-post1529785.tpo
2.    Khi cả thế giới sống dựa vào mì ăn liền qua đại dịch và lạm phát
Theo Yahoo Finance, cả thế giới đang sống dựa vào mì ăn liền qua đại dịch và lạm phát khi doanh số của nhiều hãng trong ngành tăng trưởng mạnh. Mì gói là lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng khi bị cách ly tại nhà ở nhiều nước và món ăn này cũng được tích trữ nhiều nhất trong thời kỳ lạm phát nhờ giá rẻ và có thể sử dụng tiện lợi mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ điển hình là hãng Nissin, chủ thương hiệu Cup Noodle tại Nhật Bản đã có tăng trưởng 9% doanh thu trong năm 2022, đạt mức 1,59 tỷ USD trên toàn cầu. Doanh số bán hàng trong quý IV/2022 của hãng cao hơn 41% so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo kết quả kinh doanh của Nissin dự báo doanh thu quý III/2023 của tập đoàn sẽ cao hơn 5,57% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong khi đó, báo cáo “Instant Noodles: Global Strategic Business Report” của Research and Markets cho thấy tổng giá trị thị trường mì ăn liền toàn cầu đạt 24,3 tỷ USD năm 2022 và sẽ đạt 33 tỷ USD năm 2030 với mức tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 3,9%. Đặc biệt, thị trường mì ăn liền Mỹ đã đạt 1 tỷ USD trong năm 2022, cho thấy người Mỹ ngày càng sống dựa vào mì ăn liền nhiều hơn trong thời buổi lạm phát. Với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Trung Quốc, báo cáo ước tính tổng giá trị thị trường mì ăn liền tại đây sẽ đạt 12,1 tỷ USD vào năm 2030 với CAGR 3,3% mỗi năm. Tại các thị trường như Nhật Bản và Canada, tỷ lệ này tương ứng là 3,1% và 3,6%. Ở Châu Âu, tỷ lệ CAGR thị trường mỳ ăn liền tại Đức là 3,9%.
Nguồn: https://markettimes.vn/khi-ca-the-gioi-song-dua-vao-mi-an-lien-qua-dai-dich-va-lam-phat-26292.html
3.    Giá đường tăng cao nhất trong 11 năm
Các nhà phân tích đã chỉ ra rằng thời tiết bất lợi và thực trạng sụt giảm sản lượng của các nhà sản xuất đường lớn là một trong những lý do khiến giá mặt hàng này tăng đột biến. Giá đường của hợp đồng tương lai tháng 5 trên Sàn giao dịch liên lục địa (ICE) đã vượt qua 0,27 USD/pound vào ngày 27/4, mức giá cao nhất kể từ giữa năm 2011. Các nhà phân tích đã liên kết việc tăng giá đường với nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng, vốn vẫn đang phục hồi sau đại dịch COVID-19, nhưng cũng lưu ý rằng sản lượng giảm và triển vọng sản xuất thấp hơn ở các nước sản xuất đường lớn là nguyên nhân đẩy giá tăng.
Girish Chhimwal, nhà phân tích tại S&P, dự đoán rằng thị trường đường có thể trở nên “rất biến động” trong những tháng tới, tùy thuộc vào tình hình mưa gió mùa ở châu Á. Ông Chhimwal cho biết: “Các yếu tố cơ bản về đường khá lạc quan vì giá sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian ngắn và trung hạn. Giá sẽ có xu hướng duy trì ở mức cao trong khoảng 21 đến 24 cent/pound” Các nhà phân tích cũng đã cảnh báo rằng chi phí đường thô tăng cao chắc chắn sẽ đẩy giá bánh kẹo và đồ uống có đường trên toàn cầu lên cao.
Nguồn: https://vtv.vn/the-gioi/gia-duong-tang-cao-nhat-trong-11-nam-2023043012020782.htm

Nhóm tin về ngành du lịch

1.    Gia tăng giá trị sản phẩm du lịch từ mô hình liên kết vùng
Liên kết du lịch giữa TP HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL là mô hình liên kết đầu tiên trên cả nước nâng tầm ở cấp độ địa phương, tạo thêm giá trị gia tăng cho ngành. Đến nay, không chỉ các doanh nghiệp (DN) trong ngành mà ngay cả nhiều chuyên gia trong lĩnh vực đều khẳng định chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP HCM với 13 tỉnh, thành ĐBSCL là chương trình liên kết vùng đầu tiên được triển khai, tạo hiệu ứng lan tỏa trên cả nước. Theo số liệu thống kê năm 2022 tại 100 DN lữ hành hàng đầu của TP HCM thường xuyên tham gia liên kết, hợp tác với các tỉnh – thành ĐBSCL, khoảng 1,8 triệu lượt du khách của họ đã về miền Tây trải nghiệm văn hóa, sinh thái, sông nước miệt vườn và thưởng thức ẩm thực Nam Bộ. Chỉ riêng Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group), thành viên chương trình liên kết vùng, từ khi triển khai chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch đã tổ chức khảo sát 126 tuyến điểm, khách sạn, resort, homestay, nhà hàng, cửa hàng… DN này đã xây dựng và chào bán 3 sản phẩm liên tuyến đặc trưng vùng sông Mê Kông.
Sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, các hoạt động liên kết càng cần thiết để tạo động lực cho 14 tỉnh, thành phố này phục hồi và phát triển du lịch. Hiện nay, khách nội địa vẫn là thị trường trọng điểm và chiếm 2/3 số du khách đến các tỉnh, thành này. Với lợi thế thỏa thuận liên kết, TP HCM và ĐBSCL cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa dòng khách 2 chiều. Để phát huy hơn nữa những kết quả đạt được trong liên kết du lịch với ĐBSCL, Sở Du lịch TP HCM đang phối hợp với các cơ quan quản lý du lịch 13 tỉnh, thành khu vực này tham mưu chính sách, tạo điều kiện để DN xây dựng và chào bán sản phẩm du lịch của TP HCM cho khách ở miền Tây. TP HCM sẽ làm đầu mối mở rộng liên kết với Đông Nam Bộ và các khu vực khác để DN phối hợp xây dựng, chào bán sản phẩm; nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, phù hợp với liên kết vùng.
Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/gia-tang-gia-tri-san-pham-du-lich-20230426203443598.htm
2.    Phát triển du lịch thể thao, tăng ưu thế trải nghiệm
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), du lịch thể thao là loại hình du lịch liên quan đến trải nghiệm của khách du lịch. Du lịch thể thao là một trong những mảng phát triển nhanh nhất trong ngành du lịch, ước tính có trị giá khoảng 800 tỷ USD trên toàn cầu. Sản phẩm du lịch thể thao bao gồm: vé xem hoặc vé trực tiếp tham dự giải thể thao kèm với các dịch vụ: vận chuyển, khách sạn, ẩm thực, tham quan… hoặc một tour thể thao trọn gói hay kỳ nghỉ thể thao. Sau đại dịch COVID-19, du lịch thể thao đang trở thành xu hướng thu hút du khách mọi lứa tuổi, vì được trải nghiệm ‘kỳ nghỉ hai trong một’: Vừa nghỉ dưỡng vừa rèn luyện sức khỏe. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch Việt Nam) cho biết: Các phân tích từ các cuộc khảo sát khách hàng mới đây cho thấy, xu hướng du lịch thể thao đang là lựa chọn của nhiều du khách Việt Nam. Theo đó, không chỉ đi tham quan đơn thuần mà du khách muốn gia tăng sự trải nghiệm. Trong đó, các môn thể thao “quần chúng” được lựa chọn nhiều, như đạp xe, giải chạy, yoga…
Theo các chuyên gia về du lịch, thị trường Việt Nam bắt đầu khởi phát kinh doanh sản phẩm du lịch thể thao từ khoảng 5 – 7 năm trở lại đây. Điển hình là một số sản phẩm được thiết kế bán kèm các giải chạy phong trào như giải chạy địa hình và gần đây là các tour do nhiều doanh nghiệp du lịch tổ chức cho người Việt sang nước ngoài xem đội tuyển Việt Nam thi đấu. Bên cạnh những ưu điểm như thu hút số lượng khách lớn, sử dụng nhiều dịch vụ địa phương, du lịch thể thao còn có một ưu điểm nổi trội so với hình thức/sản phẩm du lịch khác, đó chính là việc xúc tiến điểm đến. Thông qua du lịch thể thao, nhiều địa phương ở Việt Nam có thêm hình ảnh điểm đến mới mẻ, hấp dẫn trong mắt du khách. Nhiều địa phương dành sự quan tâm và nguồn lực cho loại hình/sản phẩm du lịch này bởi lợi ích mà nó mang lại.
Nguồn: https://baotintuc.vn/du-lich/phat-trien-du-lich-the-thao-tang-uu-the-trai-nghiem-20230501103945491.htm
3.    Hà Nội đón gần 720.000 lượt khách du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5
Ngày 3/5, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 năm nay, Hà Nội đón 719 nghìn lượt khách du lịch; trong đó có 69,5 nghìn lượt khách quốc tế và 650 nghìn lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 2.400 tỷ đồng. Các điểm đến thu hút nhiều du khách như: Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám đón khoảng 30 nghìn lượt khách; Hoàng thành Thăng Long đón 31,4 nghìn lượt khách; Khu du lịch Ao Vua đón gần 17,3 nghìn lượt khách; Vườn quốc gia Ba Vì đón 17 nghìn lượt khách; Bảo tàng Dân tộc học đón 11 nghìn lượt khách; Làng cổ Đường Lâm đón khoảng 10 nghìn lượt khách…
Năm nay, người dân có xu hướng đi du lịch tại chỗ là chủ yếu. Nhiều du khách chọn các tour tham quan du lịch tại Hà Nội, nhất là các điểm đến di sản, điểm đến ở khu vực ngoại thành. Đặc biệt, trong dịp nghỉ lễ năm nay, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Sở Du lịch đã phối hợp với Sở Giao thông Vận tải tổ chức triển khai vận chuyển miễn phí du khách tham quan Thủ đô bằng xe buýt hai tầng. Ước tính trong 5 ngày nghỉ lễ, các đơn vị vận chuyển đã thực hiện 127 chuyến xe với hơn 6.681 lượt khách. Hoạt động này đã mang đến cho du khách những trải nghiệm hoàn toàn mới, được ngắm nhìn toàn cảnh Thủ đô từ trên cao, góp phần thu hút nhiều hơn du khách đến với Hà Nội.
Nguồn: https://baotintuc.vn/du-lich/ha-noi-don-gan-720000-luot-khach-du-lich-dip-le-304-va-15-20230503133544586.htm

Nhóm tin về ngành bán lẻ – thương mại điện tử

1.    WinCommerce ra mắt mô hình siêu thị cao cấp WinMart Premium
Ngày 28/4, Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp WinCommerce chính thức khai trương siêu thị WinMart đầu tiên theo mô hình Premium tại địa chỉ 36/25 Phạm Văn Nghị, Sky Garden 3, P.Tân Phong, Q.7, Tp.HCM (WinMart Phú Mỹ Hưng). WinMart Premium là mô hình siêu thị cao cấp, đánh dấu bước đi quan trọng trong chiến lược nâng cao trải nghiệm mua sắm cho tầng lớp thu nhập trung và cao của WinCommerce. Tại đây, khách hàng sẽ được trải nghiệm thực phẩm tươi sống chất lượng cao, danh mục hàng hóa nhập khẩu với nhiều thương hiệu nổi tiếng cùng các sản phẩm chế biến sẵn đa dạng hương vị từ Á đến Âu. Các khu vực trong siêu thị được bố trí hợp lý, thiết kế tinh tế và sang trọng đảm bảo tiêu chí đẳng cấp, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của khách hàng.
So với mô hình siêu thị WinMart trước đó, WinMart Premium được đổi hoàn toàn nhận diện, thiết kế quầy kệ liên kết thông minh, không gian rộng rãi, sử dụng tối đa ánh sáng tự nhiên giúp hàng hóa trở nên nổi bật để khách hàng cảm thấy thư giãn trong suốt hành trình mua sắm. Đặc biệt, siêu thị được bổ sung thêm khu vực bàn ghế bên ngoài, tại đây, người tiêu dùng nghỉ ngơi hay thưởng thức đồ ăn, nước uống.
Nguồn: https://bnews.vn/wincommerce-ra-mat-mo-hinh-sieu-thi-cao-cap-winmart-premium/289503.html
2.    Parkson làm thủ tục phá sản, rời thị trường Việt Nam
Ngày 28-4, Công ty TNHH Parkson Việt Nam đã nộp đơn lên tòa án TPHCM xin mở thủ tục phá sản tự nguyện. Như vậy, tập đoàn Parkson sẽ rời thị trường Việt Nam sau 18 năm hoạt động. TTXVN dẫn thông tin từ Parkson Retail Asia Ltd (PRA) cho biết, việc tiếp tục đứng chân tại thị trường Việt Nam là không còn khả thi về mặt thương mại. Vì vậy, Công ty TNHH Parkson Việt Nam, một công ty con của PRA đã nộp đơn lên tòa án tại TPHCM xin mở thủ tục phá sản tự nguyện.
Theo tuyên bố gửi đến sàn giao dịch chứng khoán Singpore và hồ sơ của Parkson Holdings trên Sàn chứng khoán Bursa Malaysia, Parkson Việt Nam có lịch sử hoạt động thua lỗ với khoản lỗ được cộng dồn trong những năm gần đây. Trong năm tài chính 2022, các hoạt động tại Việt Nam ghi nhận khoản lỗ trước thuế 1,72 triệu USD trong khi cùng kỳ năm trước lãi trước thuế 10,27 triệu USD. Doanh thu công ty cũng giảm từ 7,57 triệu USD vào năm 2021 xuống còn 1,8 triệu USD vào năm ngoái. Ngoài ra, việc dừng hoạt động ở Việt Nam cũng phù hợp với chiến lược hiện nay của Parkson trong việc tập trung vào thị trường Malaysia. Công ty này đánh giá Malaysia vẫn mang tới sự lạc quan về triển vọng thị trường và dự kiến tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, cũng như chiến lược cải thiện chi phí, xác định các địa điểm tiềm năng để mở cửa hàng mới tại Malaysia.
Nguồn: https://mekongasean.vn/parkson-vietnam-nop-don-pha-san-rut-khoi-viet-nam-sau-18-nam-post21057.html
3.    Cục diện ngành bán lẻ Việt Nam khi Parkson rời đi
Các chủ đầu tư nước ngoài đang không ngừng bành trướng ở Việt Nam tại phân khúc trung tâm thương mại. Parkson có lẽ là cái tên duy nhất tỏ ra đuối sức trước các ông lớn nội địa. Theo bà Lê Thị Thu Cúc – Giám đốc Bộ phận Tư vấn, Nghiên cứu thị trường và Thẩm định giá tại Cushman & Wakefield Việt Nam, với khả năng tiếp cận quỹ đất tốt, doanh nghiệp Việt Nam vẫn là những đơn vị chủ chốt trên thị trường TTTM những năm qua, khi sở hữu vị trí đắc địa tại các thành phố lớn và khu đô thị. Chiếm lĩnh thị phần lớn nhất là Vincom Retail, với 83 TTTM trải dài khắp 44 tỉnh, TP. Đây là chủ đầu tư duy nhất mở mới 3 TTTM trong năm 2022, với tỷ lệ lấp đầy đều trên 94%. Đặc biệt, Vincom Retail cũng vừa thu về mức lãi ròng kỷ lục lên đến 1.024 tỷ đồng trong quý I/2023, tăng 171% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoại trừ Parkson, các nhà bán lẻ nước ngoài vẫn đang liên tục phát triển với những chiến lược riêng. Với 6 TTTM hiện có ở TP.HCM và Hà Nội, Aeon dự định tăng gần gấp 3 quy mô lên 16 TTTM khắp cả nước vào năm 2025, tập trung thu hút nhóm khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu vốn đang gia tăng mạnh mẽ. Trong khi đó, Lotte sắp khai trương TTTM Lotte Mart Tây Hồ tọa lạc trên lô đất 7,3 ha ở Hà Nội. Với tổng kinh phí đầu tư lên đến hơn 600 triệu USD, đây được coi là một trong những dự án TTTM đắt giá nhất Thủ đô. Nhưng nhà đầu tư ngoại sở hữu thị phần lớn nhất ngành bán lẻ Việt Nam vẫn là Central Retail. Riêng với phân khúc TTTM, doanh nghiệp Thái Lan này đã mở được 39 địa điểm mang thương hiệu Go!, cung cấp 213.000 m2 sàn cho hơn 900 khách thuê khắp cả nước. Song song đó, thương hiệu cửa hàng bách hóa tổng hợp Robins đang có 2 địa điểm ở TP.HCM và Hà Nội.
Vài tuần trở lại đây, thị trường cũng nổi lên thông tin về ý định mua lại một chuỗi TTTM khắp cả nước của Central Group. Bà Cúc nhấn mạnh đây là một trong những dấu hiệu về sự phát triển mạnh mẽ của khối ngoại ở phân khúc này. Điều này cho thấy thất bại của Parkson chỉ là câu chuyện kinh doanh riêng. Cục diện thị trường bán lẻ vẫn chưa hoàn toàn ngã ngũ. Điểm chắc chắn duy nhất là Việt Nam với dân số gần 100 triệu người vẫn được đánh giá là một thị trường lớn với sức mua mạnh mẽ.
Nguồn: https://zingnews.vn/cuc-dien-nganh-ban-le-viet-nam-khi-parkson-roi-di-post1427024.html
4.    Lợi nhuận Thế giới Di động ‘lao dốc’ 99%
Theo báo cáo tài chính quý 1/2023 của CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG), doanh nghiệp mang về doanh thu hơn 27.105 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Khoản lợi nhuận gộp của nhà bán lẻ này theo đó cũng giảm 36%, còn 5.214 tỷ đồng, tương ứng mức giảm ròng hơn 2.900 tỷ so với cùng kỳ năm 2022. Hai chuỗi mang về doanh thu chủ đạo cho MWG là Thế giới di động và Điện máy Xanh đã giảm 34% so với cùng kỳ. Công ty cho biết, doanh thu của hầu hết sản phẩm điện thoại và điện máy đều giảm từ 25% đến 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó máy tính bảng, máy tính xách tay giảm mạnh khoảng 40-50%.
Dù các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp được tiết giảm 19%, lợi nhuận sau thuế của MWG vẫn giảm gần 99%, chỉ còn hơn 21 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận quý thấp nhất kể từ khi doanh nghiệp của ông Nguyễn Đức Tài niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2014 và hoàn thành chưa đến 1% kế hoạch cả năm nay. Bên cạnh việc người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, hãng bán lẻ phải đẩy mạnh khuyến mại, cùng với mua trả góp sụt giảm khiến phần doanh thu MWG lao dốc. Tại ĐHĐCĐ thường niên tổ chức đầu tháng 4 vừa qua, ông Nguyễn Đức Tài chia sẻ, MWG có hơn 3 đối tác trả góp, nay chỉ còn một bên có khả năng cung cấp dịch vụ. Cùng với đó, tỷ lệ được duyệt hồ sơ trả góp cũng giảm mạnh, chỉ còn khoảng 20%, trong khi trước ở mức 60-70%. Ông Tài dự báo thị trường phải đến hai quý cuối năm mới có thể khả quan hơn trên cơ sở đơn hàng xuất khẩu có dấu hiệu phục hồi, lãi suất được kiểm soát.
Nguồn: https://mekongasean.vn/loi-nhuan-the-gioi-di-dong-lao-doc-99-du-cat-giam-6000-nhan-vien-post21169.html

Nhóm tin về ngành thời trang – làm đẹp

  1. L’Oreal mua lại thương hiệu mỹ phẩm cao cấp Aesop
Hãng L’Oreal vừa công bố ký thỏa thuận với hãng Natura & Co của Brazil để mua lại thương hiệu mỹ phẩm cao cấp Aesop của Australia trong một thỏa thuận trị giá 2,53 tỷ USD. Theo một tuyên bố, thương hiệu Aesop đã đạt doanh thu 537 triệu USD trong năm 2022. Giám đốc điều hành của L’Oreal, Nicolas Hieronimus cho biết Aesop đang khai thác các xu hướng hiện nay và L’Oreal sẽ góp phần giải phóng tiềm năng tăng trưởng to lớn của thương hiệu này, đặc biệt là ở Trung Quốc và kênh bán lẻ phục vụ du lịch.
Ông Cyril Chapuy, Chủ tịch mảng xa xỉ phẩm L’Oreal Luxe của L’Oreal cho biết Aesop sẽ gia nhập câu lạc bộ các thương hiệu L’Oreal Luxe Billionaire và đóng góp đáng kể vào sự phát triển của mảng kinh doanh này trong những năm tới. Trong năm 2022, L’Oreal Luxe sở hữu các thương hiệu như Lancome, Yves Saint Laurent và Giorgio Armani, là bộ phận kinh doanh hiệu quả nhất của L’Oreal năm thứ hai liên tiếp, với doanh thu tăng 18,6% lên 14,6 tỷ euro (15,9 tỷ USD).
Nguồn: https://bnews.vn/l-oreal-mua-lai-thuong-hieu-my-pham-cao-cap-aesop/289831.html 
  1. Thị phần mỹ phẩm Việt trị giá tỷ USD
Mới đây, Công ty nghiên cứu thị trường Q&Me đã công bố kết quả cuộc khảo sát năm 2022 với đối tượng là nữ giới trong độ tuổi 16 – 40 tuổi ở hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội về mức chi tiêu cho lĩnh vực làm đẹp. Theo đó, 93% phụ nữ từ 25 – 32 tuổi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da thường xuyên. Họ mua mỹ phẩm ở chủ yếu ba kênh: cửa hàng của thương hiệu, chuỗi cửa hàng chăm sóc sức khỏe & sắc đẹp và trang thương mại điện tử. Số tiền trung bình mà phụ nữ Việt chi tiêu cho mỹ phẩm chăm sóc da là 436.000 đồng mỗi tháng: sản phẩm chăm sóc da được sử dụng nhiều nhất là sữa rửa mặt (77%), nước tẩy trang (66%), kem chống nắng (45%), kem dưỡng ẩm (37%), toner (36%), serum (28%).
Người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng chú trọng tới thẩm mỹ và sức khỏe, khiến nhu cầu sử dụng mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da tăng cao. Đây cũng là lĩnh vực không bị ảnh hưởng bởi đại dịch hay thăng trầm của thị trường. Theo Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Mintel, tổng giá trị thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam đang vào khoảng 2,63 tỷ USD và được dự đoán tăng trưởng với tốc độ 3,32% hàng năm đến năm 2027. Trong đó, các sản phẩm chăm sóc da được ưa chuộng nhất, với hơn 60% người tiêu dùng sử dụng mỗi ngày.
Với mức doanh thu không ngừng tăng trong hai thập niên qua, thị trường mỹ phẩm Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng và trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp hàng đầu châu Âu và châu Á, như Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, đang tích cực tìm kiếm cơ hội gia nhập và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Với các chiến lược kinh doanh khác nhau, các thương hiệu sẽ đưa ra những mô hình kinh doanh phù hợp nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng từ nguồn khách hàng Việt.
Nguồn: https://vneconomy.vn/thi-phan-my-pham-viet-tri-gia-ty-usd.htm

Nhóm tin về ngành kĩ thuật – công nghệ

1.    Intel lỗ lớn kỷ lục sau 3 tháng đầu năm
Tập đoàn Intel thông báo kết quả kinh doanh quý I/2023 với doanh thu giảm gần 36% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 11,7 tỷ USD, tương đương mức giảm 133% thu nhập hàng năm trên mỗi cổ phiếu. Song, kết quả này vẫn còn tốt hơn so với kỳ vọng của chuyên gia phố Wall. Trong quý I, Intel đã lỗ ròng 2,8 tỷ USD từ mức lợi nhuận 8,1 tỷ USD trong cùng kỳ năm ngoái. Đây là quý thứ 5 liên tiếp doanh số bán hàng gã khổng lồ phần mềm Mỹ sụt giảm và là quý thứ 2 liên tiếp tập đoàn này báo lỗ. Ba tháng đầu năm 2023 cũng đánh dấu quý tụt dốc mạnh nhất mọi thời đại của nhà sản xuất Windows, phá sâu kỷ lục quý IV/2017 lỗ 687 triệu USD.
Gelsinger – CEO Intel –  đặt hi vọng vào việc mở rộng các xưởng đúc chip hợp đồng có thể giúp xoay chuyển tình thế. Intel kỳ vọng đến năm 2026 hãng có thể chế tạo những loại chip tiên tiến tương đương sản phẩm của TSMC tại Đài Loan và đủ sức cạnh tranh trong phân khúc chip “tự thiết kế” như A-series của Apple đang trang bị cho iPhone. Trong khi đó, mảng kinh doanh mệnh danh “cỗ máy in tiền” của Intel đang phải vật lộn với khó khăn, đặc biệt là chip PC, dòng sản phẩm mạnh nhất của công ty. Theo số liệu từ IDC, tổng lượng hàng PC xuất kho toàn cầu trong 3 tháng đầu năm giảm 30%, toàn bộ ngành công nghiệp sa lầy trong suy thoái.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/intel-lo-lon-ky-luc-sau-3-thang-dau-nam-2137566.html
2.    Sony ghi nhận doanh thu kỷ lục với lợi nhuận ròng vượt dự báo
Công ty sản xuất đồ điện tử Sony của Nhật Bản ngày 28/4 đã báo cáo doanh thu cả năm tài chính 2022-2023 (kết thúc vào tháng 3/2023) đạt mức kỷ lục 11.500 tỷ yen (84,48 tỷ USD), nhờ mức tăng trưởng “đáng kể” trong lĩnh vực trò chơi, âm nhạc, phim và cảm biến hình ảnh. Đây là con số doanh thu lớn nhất từ trước đến nay đối với nhà sản xuất đồ điện tử Nhật Bản, đánh bại kỷ lục của năm tài chính trước là 9.900 tỷ yen (73 tỷ USD).
Sony cho biết việc đồng yen suy yếu và doanh số máy chơi game tăng cao đã giúp thúc đẩy doanh số bán hàng của công ty. Cùng với đó, doanh thu cao hơn từ các dịch vụ phát trực tuyến (streaming) phim hoạt hình như Crunchyroll cũng giúp Sony đạt doanh thu ấn tượng. Lợi nhuận ròng của công ty trong năm tính đến tháng 3/2023 là 937,1 tỷ yen, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt qua mức dự báo trước đó của thị trường là 870 tỷ yen.
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/sony-ghi-nhan-doanh-thu-ky-luc-voi-loi-nhuan-rong-vuot-du-bao/859878.vnp
3.    Hãng Midea Trung Quốc muốn mua lại Electrolux
Nguồn tin của Bloomberg cho biết tập đoàn sản xuất thiết bị điện gia dụng Midea đang lên kế hoạch mua lại Electrolux. Đây là động thái táo bạo của tập đoàn Trung Quốc nhằm sở hữu thương hiệu điện tử cao cấp đến từ Thụy Điển. Midea được cho đã tiếp cận Electrolux để đàm phán thương vụ trong những tuần gần đây. Về phía ngược lại, hãng điện tử Thụy Điển chưa có phản hồi. Nguồn tin cho biết một số công ty điện tử châu Á như Samsung Electronics cũng xem xét khả năng mua lại Electrolux.
Theo Bloomberg, thương vụ của Midea sẽ đánh giá khả năng mua lại doanh nghiệp nước ngoài của các công ty Trung Quốc trong bối cảnh tình hình địa chính trị căng thẳng tại châu Âu và Mỹ. Điều này được dự báo khó khăn dù máy rửa chén và tủ lạnh không nhất thiết bị xếp vào rủi ro an ninh quốc gia. Phát ngôn viên Electrolux từ chối bình luận, trong khi đại diện Midea và Samsung chưa có phản hồi. Bước ngoặt của của thỏa thuận có thể đến từ công ty đầu tư Investor AB của gia đình tỷ phú Wallenberg, cổ đông lớn nhất tại Electrolux.
Nguồn: https://zingnews.vn/midea-co-the-mua-lai-electrolux-post1427193.html
4.    Huawei chuyển hướng sang Việt Nam, thiết lập thị trường mục tiêu mới
Hiện gã khổng lồ Huawei đang cung ứng những tủ mạng (Rack Cabinet) thường được dùng trong các trung tâm dữ liệu và dùng để chứa hệ thống máy chủ tại Việt Nam. Ngoài ra tập đoàn này cũng đang đa dạng hóa kinh doanh ở thị trường này, bao gồm mảng viễn thông, năng lượng mặt trời và điện tử tiêu dùng. Tờ Nikkei cho biết thị trường điện toán đám mây và lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam đang thu hút sự chú ý của rất nhiều doanh nghiệp, từ Mitsubishi chuyên cung ứng máy phát điện dự phòng cho đến dịch vụ điện toán biên (Edge Computing) của VinHMS thuộc Vingroup. Việt Nam có 27 trung tâm dữ liệu, so với 38 ở Malaysia và 70 ở Singapore, theo Hiệp hội Máy tính Singapore.
Thông thường những gã khổng lồ như Alibaba hay AWS lựa chọn đặt các trung tâm máy chủ của mình, vốn tốn hàng tỷ USD xây dựng, tại những nền kinh tế lớn như Indonesia. Tuy nhiên Việt Nam lại có tiềm năng phát triển cực lớn nhờ lợi thế nguồn năng lượng chi phí thấp từ những nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á. Báo cáo tổng quan về thị trường điện toán đám mây năm 2023 của Cushman & Wakefield cho thấy thành phố Hồ Chí Minh là thành phố Châu Á duy nhất nằm trong top 10 những khu vực có giá bất động sản rẻ cho trung tâm dữ liệu trên thế giới. Cũng theo báo cáo này, doanh thu của mảng điện toán đám mây doanh nghiệp ở Đông Nam Á năm 2022 mới chỉ đạt 13 tỷ USD, vẫn còn thấp so với 20 tỷ USD tại thị trường Trung Quốc.
Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/huawei-chuyen-huong-sang-viet-nam-thiet-lap-thi-truong-muc-tieu-moi-a605939.html
5.    Toyota xin lỗi khách hàng về bê bối gian lận chất lượng sản phẩm
Cho đến nay, Toyota và Daihatsu đều đã xác nhận tồn tại vi phạm trong quá trình tiến hành thử nghiệm va chạm trên 4 phương tiện. Chúng được Daihatsu phát triển, xuất hiện ở nhiều thị trường bao gồm Thái Lan, Mexico, Ecuador và Trung Đông. Theo Reuters, Daihatsu xác nhận vào tháng 4/2023, nguồn tin nội bộ rò rỉ bằng chứng cho thấy lớp lót bên trong cửa trước đã được sửa đổi không chính xác trong thử nghiệm va chạm ở một số phương tiện. Mục đích của hành vi này nhằm ngăn bộ phận của xe vỡ thành các mảnh có cạnh sắc nhọn, dẫn tới thương tích cho hành khách trong tình huống túi khí bên bung ra.
Hành vi gian lận đã tác động tiêu cực đến 76.289 chiếc Toyota Yaris ATIV (còn có tên là Vios), sản xuất vào tháng 8 năm 2022 tại các nhà máy của Daihatsu ở Thái Lan và Malaysia. Sản phẩm này chủ yếu được phân phối tại Thái Lan, Mexico và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (bao gồm các nước Saudi Arabia, UAE, Kuwait, Qatar, Bahrain và Oman). Đồng thời, có tới 11.834 chiếc Perodua Axia (được Daihatsu hợp tác phát triển) xuất xưởng vào tháng 2 năm 2023 tại Malaysia cũng bị ảnh hưởng. Cùng với đó, hành vi gian lận cũng liên quan đến mẫu xe hạng A Toyota Agya (còn có tên Wigo) đang được lên kế hoạch bắt đầu sản xuất vào tháng 6 này để bán ở Ecuador.
Sau khi điều tra nội bộ, Daihatsu cho biết đã tham khảo ý kiến của các cơ quan chức năng, sẽ tạm dừng vận chuyển các lô hàng của những chiếc xe bị ảnh hưởng. Nhà sản xuất sẽ lập kế hoạch kiểm tra lại chúng bằng cách sử dụng phương pháp đúng theo quy định. Quá trình này sẽ được các đơn vị thanh tra và cấp phép giám sát. Nếu vượt qua các bài kiểm tra đó, những sản phẩm từng bị gian lận mới được giao tới khách hàng. Chủ tịch Toyoda cho biết nhà sản xuất đang tiến hành điều tra toàn bộ hành vi gian lận của Daihatsu và nguyên nhân “gốc rễ”. Đồng thời, ông tuyên bố sẽ cố gắng hết sức để ngăn chặn việc tương tự sẽ tái diễn trong tương lai.
Nguồn: https://tienphong.vn/toyota-xin-loi-khach-hang-ve-be-boi-gian-lan-chat-luong-san-pham-post1530457.tpo
6.    Các doanh nghiệp Trung Quốc ‘cứu thua’ cho Meta
Việc các doanh nghiệp bán lẻ Trung Quốc chi nhiều tiền để quảng cáo đã góp phần giúp Meta ghi nhận lần tăng trưởng doanh thu đầu tiên sau nhiều quý suy giảm. Theo CNBC, Meta – công ty mẹ của Facebook – đã nhận được “tin mừng” nhờ các doanh nghiệp bán lẻ Trung Quốc. Những đơn vị này đã giúp doanh thu của công ty tăng trưởng lần đầu tiên sau 3 quý sụt giảm liên tiếp.
Bà Susan Li, Giám đốc tài chính của Meta, cho biết các doanh nghiệp tại Trung Quốc đang rót tiền vào lĩnh vực quảng cáo nhằm thu hút người dùng và mở rộng thị trường. Trong đó, việc chi phí vận chuyển giảm và quyết định dỡ bỏ chính sách Zero Covid-19 của chính phủ Trung Quốc đã góp phần tạo động lực cho các công ty dành thêm tiền cho hoạt động quảng bá trên nền tảng số. Tuy nhiên, doanh thu quý I của Meta chỉ tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 28,65 tỷ USD. Điều này cho thấy thị trường quảng cáo kỹ thuật số vẫn còn nhiều bất ổn. Bà Li cho rằng môi trường vĩ mô sẽ tiếp tục thiếu ổn định trong các tháng còn lại của năm. Bên cạnh đó, môi trường pháp lý cũng đầy thách thức trong bối cảnh các cơ quan quản lý của Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục đặt ra những yêu cầu khắt khe về quyền riêng tư.
Nguồn: https://zingnews.vn/cac-doanh-nghiep-trung-quoc-cuu-thua-cho-meta-post1426025.html
7.    Hãng bán dẫn số 1 Trung Quốc chờ ‘giải cứu’
SMIC, công ty đúc chip lớn nhất Trung Quốc, đang gặp khó khăn trong việc sản xuất những vi xử lý tiên tiến trong bối cảnh bị cách ly khỏi chuỗi cung ứng bán dẫn hiện đại. Hiện công ty này đã đạt năng lực sản xuất chip trên quy trình 7nm, sánh ngang với Intel và một số công ty bán dẫn khác. Song, SMIC nằm trong danh sách đen của Mỹ từ năm 2020 và tiếp tục bị hạn chế bởi các lệnh kiểm soát xuất khẩu bán dẫn sâu rộng hơn từ Washington kể từ năm ngoái đến nay. TSMC và Samsung đã bắt đầu sản xuất hàng loạt chip 7nm từ năm 2018. Cả hai công ty có lộ trình ra mắt chip trên quy trình 2nm vào năm 2025. Gã khổng lồ Hàn Quốc cho biết, sẽ bắt đầu chế tạo vi xử lý 1,4 nm từ năm 2027. Cho đến năm ngoái, hai cái tên đứng đầu ngành công nghiệp đã sản xuất quy mô lớn chip 3nm. Với công nghệ 7nm, SMIC vẫn tụt hậu nhiều thế hệ so với TSMC và Samsung. Không có những cỗ máy đúc chip hiện đại nhất, khoảng cách này sẽ ngày càng được nới rộng.
Với vai trò mũi nhọn trong tham vọng chip của Trung Quốc, SMIC dự kiến sớm tiếp tục nhận được nhiều hỗ trợ hơn nữa từ chính phủ nước này. Trong kế hoạch phát triển 5 năm, Trung Quốc nói rằng sẽ tăng chi tiêu dành cho nghiên cứu và phát triển hơn 7% mỗi năm cho giai đoạn 2021- 2025 nhằm tạo ra “đột phá quan trọng” trong lĩnh vực công nghệ và sức mạnh tự chủ. Những gã khổng lồ công nghệ đại lục như Alibaba và Baidu được “bật đèn xanh” tự thiết kế chip riêng, động thái cho thấy Bắc Kinh đang đẩy mạnh năng lực công nghệ vi xử lý nội địa.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/hang-ban-dan-so-1-trung-quoc-smic-cho-giai-cuu-2137652.html
8.    Bí mật xấu xí của Tesla: Làm xe điện nhưng xả hàng chục triệu tấn CO2
Tesla vừa công bố  báo cáo tác động môi trường năm 2022, qua đó vẽ nên bức tranh cụ thể nhất về vấn đề phát thải của hãng xe điện nổi tiếng. Tổng lượng khí thải rơi vào khoảng 30,7 triệu tấn carbon dioxide, tức gấp hơn 12 lần tổng phát thải được công bố năm ngoái, theo The Verge. Năm ngoái, Tesla chỉ tiết lộ mức độ ô nhiễm khí nhà kính – hệ lụy từ các hoạt động sản xuất và sạc xe điện. Con số này tương đương 2,5 triệu tấn carbon dioxide, đồng thời đưa Tesla trở thành ví dụ điển hình cho trách nhiệm tính toán tất cả lượng khí thải trực tiếp và gián tiếp của một công ty. Đây cũng là vấn đề đang gây tranh cãi ở Mỹ giữa các tập đoàn và Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC).
Lượng khí thải carbon của một công ty thường được chia thành 3 phạm vi chính. Phạm vi thứ nhất bao gồm lượng khí thải trực tiếp từ các nhà máy, văn phòng và phương tiện mà họ sử dụng. Phạm vi thứ hai bao gồm lượng khí thải từ việc sử dụng các thiết bị điện, sưởi ấm và làm mát. Phạm vi thứ ba bao gồm tất cả các phát thải gián tiếp khác từ chuỗi cung ứng và vòng đời của xe điện. Trong phạm vi thứ ba, có 15 loại phát thải khác nhau. Từ trường hợp Tesla, có thể thấy nếu không công bố lượng phát thải phạm vi thứ ba, con số phát thải có thể thấp hơn thực tế hàng chục lần. Năm ngoái, Tesla bị loại khỏi ESG của S&P500 – chỉ số sử dụng dữ liệu về môi trường, xã hội và quản trị để xếp hạng và đánh giá các công ty cho giới đầu tư. Tiêu chí bao gồm hàng trăm điểm dữ liệu liên quan đến cách doanh nghiệp tác động lên môi trường và thiết lập mối quan hệ với cổ đông, khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp và đối tác.
Đại diện quản lý chỉ số ESG cho biết Tesla đã “thiếu chính sách duy trì lượng carbon ở mức thấp” cũng như “quy tắc ứng xử trong kinh doanh”. Ngoài ra, các bê bối xoay quanh tình trạng phân biệt chủng tộc, điều kiện làm việc tồi tệ tại nhà máy Fremont, California cũng như các cuộc điều tra của Cơ quan Quản lý an toàn giao thông Quốc gia hồi năm ngoái cũng ảnh hưởng tiêu cực lên điểm dữ liệu này.
Nguồn: https://markettimes.vn/bi-mat-xau-xi-cua-tesla-lam-xe-dien-nhung-xa-hang-chuc-trieu-tan-co2-bi-dieu-tra-vi-ngo-lo-yeu-to-khi-thai-26350.html
9.    Tham vọng của Apple: thay thế hoàn toàn smartphone và TV bằng một cặp kính thực tế hỗn hợp
Dựa trên những thông tin rò rỉ được đăng tải trên những nguồn uy tín, chúng ta có thể phỏng đoán Tim Cook sẽ công bố thiết bị “thực tế X” mới của Apple tại sự kiện WWDC năm nay. Một số giám đốc cấp cao kỳ vọng thiết bị sẽ có thể thay thế iPhone và thậm chí làm được điều iPhone từng làm: định hình lịch sử và cả cách con người sử dụng thiết bị điện tử. Nội bộ Apple hồ hởi vẽ ra viễn cảnh một thiết bị có thể nằm trên đầu người dùng ở mọi nơi, 24/7. Nó sẽ thay thế laptop, thậm chí có thể thay được cả smartphone khi công nghệ đủ độ chín. Sự tiện lợi do thiết bị đem lại có thể hợp lý hóa giá thành cao ngất ngưởng, được đồn thổi là lên tới 3.000 USD.
Theo tin rò rỉ, thiết bị mới của Apple có thể phủ lên thực tại bạn đang sống một lớp thực tại ảo, một công nghệ được chuyên gia trong ngành gọi là “thực tế tăng cường – AR”. Bên cạnh đó, kính của Apple cũng cung cấp một môi trường thực tế ảo (VR) cho người dùng trải nghiệm. Nếu đúng vậy, thiết bị mới sẽ được liệt kê vào dạng thiết bị XR – thực tế hỗn hợp. Được biết, Apple sẽ sử dụng một hệ điều hành có tên xrOS cho chiếc kính. Về cơ bản, Apple nung nấu tham vọng thay thế hoàn toàn iOS và macOS bằng một hệ điều hành duy nhất là xrOS. Với khả năng theo dõi chuyển động mắt, cử chỉ tay, hỗ trợ avatar ảo, thiết bị chưa có tên gọi chính thức có thể thay thế điện thoại, laptop và thậm chí, có thể thay thế cả TV.
Nguồn: https://thethaovanhoa.vn/tham-vong-cua-apple-thay-the-hoan-toan-smartphone-va-tv-bang-mot-cap-kinh-thuc-te-hon-hop-20230425215541934.htm

Nhóm tin về liên kết, đầu tư, start-up, DN mới

1.    Mỹ bỏ xa Trung Quốc về số lượng kỳ lân khởi nghiệp – cũ
Sau khi dẫn đầu thế giới và nhỉnh hơn Mỹ một chút vào năm 2019, Trung Quốc đã tụt lại phía sau Mỹ ở một trong những chỉ số quan trọng trong cuộc đua giành ưu thế kinh tế và công nghệ: số lượng các kỳ lân khởi nghiệp (các công ty khởi nghiệp có mức định giá từ 1 tỉ đô la Mỹ trở lên). Sự chênh lệch ngày càng lớn về số kỳ lân khởi nghiệp giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với các nhà hoạch định chính sách của Bắc Kinh, những người đang đặt hy vọng vào sự đổi mới trong nước để phát triển một nền kinh tế kỹ thuật số trưởng thành hơn. Và điều này xảy ra vào thời điểm Mỹ tạo dấu ấn trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) với việc công ty khởi nghiệp (startup) OpenAI ra mắt công cụ chatbot gây sốt ChatGPT, đồng thời Washington siết chặt các hạn chế xuất khẩu chip cao cấp nhằm kìm hãm tiến bộ công nghệ của Trung Quốc.
Trước đại dịch Covid-19, có 494 kỳ lân trên thế giới, với tổng định giá 1,7 nghìn tỉ đô la. Trong đó, Trung Quốc dẫn đầu với 206 kỳ lân, tiếp theo là Mỹ với 203 kỳ lân. Hiện tại, thế giới có 1.361 kỳ lân, có tổng định giá 4,3 nghìn tỉ đô la, theo Chỉ số kỳ lân toàn cầu năm 2023 do Viện Nghiên cứu Hồ Nhuận (Trung Quốc) công bố hồi đầu tuần này. Mỹ dẫn đầu danh sách với 666 kỳ lân khởi nghiệp, bao gồm cả Công ty công nghệ không gian SpaceX của tỉ phú Elon Musk và Công ty công nghệ tài chính (fintech) Stripe. Con số này tăng thêm 179 so với năm ngoái và tăng thêm 463 trong ba năm qua. Trung Quốc đứng thứ 2 với 316 kỳ lân khởi nghiệp, chỉ tăng 15 trong năm qua và tăng 110 kể từ năm 2020. Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hồ Nhuận, kỳ lân ở Mỹ chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực chính điện toán đám mây, fintech và công nghệ y tế. Trong khi đó, kỳ lân của Trung Quốc tập trung ở lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, chất bán dẫn và thương mại điện tử.
Tốc độ tăng trưởng số lượng kỳ lân khởi nghiệp thường được coi là thước đo quan trọng về môi trường kinh doanh và sức mạnh kinh tế của một quốc gia. Trung Quốc đang bước vào thời điểm quan trọng trong nỗ lực duy trì tăng trưởng kinh tế khi mô hình tăng trưởng của nước này từ lâu dựa vào đầu tư và xuất khẩu, đứng trước những thách thức chưa từng có. Khối nợ gia tăng của các chính quyền địa phương, dân số ngày càng giảm cùng với xu hướng tách rời kinh tế khỏi Mỹ là những tín hiệu đáng lo ngại đối triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/my-bo-xa-trung-quoc-ve-so-luong-ky-lan-khoi-nghiep/

Nhóm tin về tài chính

1.    Chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt
Tại báo cáo gửi Ủy ban Kinh tế Quốc hội cuối tháng 4-2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết đến nay đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt. Trong đó bao gồm 3 ngân hàng mua bắt buộc với giá 0 đồng (là Ngân hàng Xây dựng – CBBank, Ngân hàng Đại Dương – OceanBank, Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu – GP Bank) và Ngân hàng Đông Á). Hiện, NHNN đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện các nội dung tiếp theo để trình Chính phủ phê duyệt phương án cơ cấu lại các ngân hàng này theo trình tự, thủ tục quy định.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/chuyen-giao-bat-buoc-doi-voi-4-ngan-hang-duoc-kiem-soat-dac-biet-2023050314095387.htm

Nhóm tin về nông nghiệp – thủy sản – chăn nuôi

1.    Nước mặn tăng bất thường, người dân Tiền Giang chưa xuống giống vụ mùa
Mấy ngày nay, nước mặn trên sông, rạch ở địa bàn tỉnh Tiền Giang tăng bất thường. Ngành chức năng khuyến cáo người dân thường xuyên theo dõi diễn biến độ mặn và chưa vội xuống giống vụ đầu mùa. Ngày 2/5, nước trên sông Tiền tại Vàm Kỳ Hôn (huyện Chợ Gạo) nhiễm mặn đến 2,5 phần nghìn; tại Vàm sông Bảo Định (Tp. Mỹ Tho) độ mặn là 1,5 phần nghìn, cao hơn nhiều so với tuần trước đó. Do đó, toàn hệ thống cống đập vùng Gò Công, Chợ Gạo và TP Mỹ Tho đều được đóng kín để ngăn mặn. Tuy nước mặn chưa gây thiệt hại đến sinh hoạt, sản xuất nhưng ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất nông nghiệp vụ đầu mùa mưa nhất là cây lúa và hoa màu vùng phía Đông của tỉnh Tiền Giang.
Ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang khuyến cáo, sau ngày 15/5 nông dân mới xuống giống vụ lúa Hè Thu 2023; đồng thời chủ động con giống phù hợp và phương tiện bơm tác nước vào đồng ruộng. Riêng đơn vị quản lý, vận hành các công trình thủy lợi chủ động khâu lấy trữ nước ngay khi nước mặn giảm. Ông Đỗ Thành Sơn, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác các công trình thủy lợi Tiền Giang nhận định, nước mặn lên có biểu hiện bất thường, vào mùa mưa nhưng gió chướng thổi mạnh quá, phía thượng nguồn chưa có mưa nên đẩy mặn dâng lên, nước ngọt chưa chảy xuống.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/nuoc-man-tang-bat-thuong-nguoi-dan-tien-giang-chua-xuong-giong-vu-mua-post1017623.vov
2.    Để hương vị trái xoài lan xa và đạt đến giá trị bền vững
Tại hội thảo “Nâng cao giá trị và phát triển bền vững ngành hàng xoài” được tổ chức tại tỉnh Đồng Tháp vào tuần rồi trong khuôn khổ lễ hội xoài năm 2023, ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, chiến lược phát triển ngành hàng xoài đến năm 2030, cả nước sẽ có 140.000 héc ta diện tích sản xuất, sản lượng đạt 1,1-1,5 triệu tấn mỗi năm. Trong khi đó, về khía cạnh xuất khẩu, ông Đặng Văn Vĩnh đến từ Cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, xoài là 1 trong những loại trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và hiện đã bán sang 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó, châu Á chiếm 79,8%; châu Âu 8%; châu Mỹ 6,8%; châu Úc 0,3% và còn lại là các thị trường khác.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội rau quả Việt Nam khuyến cáo, đối với việc thực hiện quy trình sản xuất, nông dân nên cố gắng bỏ thói quen, lề lối làm việc có hại cho sản phẩm và uy tín ngành hàng. Ngoài ra, theo ông Bình, cần nâng cao tỷ trọng sản phẩm chế biến, bởi dư địa để phát triển lĩnh vực này đối với trái cây Việt Nam nói chung và trái xoài nói riêng còn rất lớn, khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đối với sản phẩm chế biến hiện đạt 20-30%/năm, thậm chí đạt 40%/năm.
Đứng ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Vina T&T nhấn mạnh, một trong những “nút thắt” cần tháo gỡ để nâng cao chất lượng trái xoài Đồng Tháp nói riêng và ngành hàng xoài Việt Nam nói chung là phải phá bỏ thực trạng nhỏ lẻ, manh mún. Muốn vậy, không còn cách nào khác, những người làm nông, đặc biệt nông dân ngành hàng xoài phải liên kết lại với nhau. Việc liên kết sẽ giúp nông dân “có tiếng nói hơn” khi đàm phán với các đơn vị cung cấp đầu vào, tức sẽ được tiếp cận với sản phẩm có giá tốt hơn, giúp giá thành sản phẩm cạnh tranh hơn.
Để trái xoài đến tay người tiêu dùng vẫn đảm bảo về mặt chất lượng hay nói cách khác muốn “chinh phục” được khách hàng, thì yếu tố không kém phần quan trọng cần phải chú trọng, đó là vận chuyển và bảo quản. Đặc tính của trái xoài, đó là sinh nhiệt trong quá trình chín, dễ bị tác động của môi trường, sinh ra khí etylen thúc đẩy quá trình chín cũng như khí CO2 tăng lên trong quá trình chín và dễ bị hư do nhựa từ trái xoài chảy ra. Do đó, để tăng chất lượng, giảm rủi ro trong quá trình vận chuyển, thì vấn đề quan trọng cần lưu ý là tuyệt đối không được làm đứt chuỗi bảo quản lạnh.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/de-huong-vi-trai-xoai-lan-xa-va-dat-den-gia-tri-ben-vung/
3.    Xoài cát Hòa Lộc thất mùa, rớt giá, nhà vườn thất thu
Năm nay, nhà vườn trồng xoài tỉnh Tiền Giang kém vui vì vụ xoài cát Hòa Lộc chính vụ thất mùa, rớt giá. Người trồng loại cây ăn quả này giảm thu nhập so với các năm trước. Vụ xoài cát Hòa Lộc chính vụ nhà vườn bán được giá từ 40-55.000 đồng/kg, giảm khoảng 20.000 đồng/kg so với cùng vụ năm ngoái và giảm 100.000 đồng/kg so với dịp tết cổ truyền Quý Mão. Không chỉ giá thấp mà năng suất xoài năm nay cũng giảm nhiều hơn so các năm trước. Trong khi đó phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ở mức cao nên mùa xoài năm nay, nhà vườn tỉnh Tiền Giang không có lãi.
Gần đây, trái xoài cát Hòa Lộc đầu ra khó khăn, giá thấp do “đụng hàng” với nhiều loại trái cây khác. Ông Nguyễn Văn Thực Giám đốc HTX Xoài cát Hòa Lộc (xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, Tiền Giang) chia sẻ: “Xoài năng suất năm nay cao lắm chỉ 6-7 tấn/ha, thấp hơn năm rồi. Nói chung thời tiết không thuận lợi cho cây xoài Hòa Lộc. Giá so mọi năm thấp hơn, trái xoài loại 1 (0,5kg/trái trở lên) giá khoảng 55.000 đồng/kg, loại 2 giá 40.000 đồng/kg, lúc trước giá chưa đến 40.000 đồng/kg. Năm rồi loại 1 giá trên 60.000 đồng, làm mùa thuận như hiện nay thì không có lãi. Hợp tác xã năm nay xuất khẩu cũng kém lắm”.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/xoai-cat-hoa-loc-that-mua-rot-gia-nha-vuon-that-thu-post1017732.vov

Nhóm tin về thị trường xuất nhập khẩu

1.    Vì sao doanh nghiệp thủy sản cạn đơn hàng xuất khẩu?
Phát biểu tại hội nghị “Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu” do Bộ Công Thương tổ chức sáng 26/4, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, sự sụt giảm của thủy sản đã được dự báo từ cuối năm ngoái, nhưng mức giảm sâu như hiện nay dường như nằm ngoài dự tính của các doanh nghiệp. Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chỉ đạt 1,8 tỷ USD, giảm 27,5% so với cùng kỳ năm 2022. Đặc biệt, lần đầu tiên xuất khẩu các nhóm mặt hàng đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành là cá tra đạt 422 triệu USD (giảm 33,1%), tôm đạt 578 triệu USD (giảm 39,4%).
Nguyên nhân là do tình hình lạm phát khiến tiêu dùng tại các nước này suy giảm. Nhiều doanh nghiệp dù đã ký hợp đồng nhưng khách hàng dời lại, khiến lượng hàng tồn kho nhiều. Việc xuất khẩu giảm khiến dòng tiền chậm về. Cùng với đó, nguồn vốn tín dụng hạn hẹp khiến các doanh nghiệp không có nguồn vốn để mua nguyên liệu hoặc không mua nguyên liệu đúng giá cho nông, ngư dân. Đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn, ông Nam cho hay, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản chủ yếu vay USD. ” Trước đây lãi suất vay USD dưới 3% nay đã trên 4%. Vì thế tôi kiến nghị nên giảm lãi suất vay USD. Ngoài ra Chính phủ cần có gói tín dụng khoảng 10.000 tỷ đồng lãi suất thấp để phục vụ thu mua nguyên liệu, kích thích tâm lý, để nông ngư dân duy trì việc sản xuất. Đây chỉ là giải pháp mang tính giai đoạn nhưng rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay “, ông nói.
Nguồn: https://vtc.vn/vi-sao-doanh-nghiep-thuy-san-can-don-hang-xuat-khau-ar768686.html
2.    Xuất khẩu cà phê Việt Nam có cơ hội duy trì mức 4 tỷ USD
Bắt đầu năm 2023, thị trường cà phê liên tục xuất hiện những thông tin cho thấy nguồn cung có xu hướng thu hẹp tại các quốc gia sản xuất chính. Sản lượng cà phê tại Indonesia, quốc gia sản xuất Robusta lớn thứ 3 thế giới, dự báo ở mức 9 triệu tấn, thấp nhất trong 10 năm, theo Volcafe. Thêm vào đó, sản lượng Robusta tại Brazil ở mức 17,51 triệu bao, giảm gần 4% so với niên vụ 2022/23, dự báo từ Cơ quan Cung ứng Mùa vụ của Chính phủ Brazil (CONAB). Như vậy, nguồn cung không chỉ thiếu hụt trong ngắn hạn mà còn thu hẹp trong trung và dài hạn, từ đó kéo giá cà phê tăng mạnh.
Hiện tại, giá cà phê trong nước và quốc tế đang ở mức cao so với nhiều năm trở lại đây, tạo cơ hội để Việt Nam có thể duy trì mức kim ngạch xuất khẩu cà phê trên 4 tỷ USD, kỷ lục được thiết lập vào năm 2022. Bên cạnh hỗ trợ từ nguồn cung khan hiếm, ưu thế giá thành rẻ hơn so với cà phê Arabica mở ra lợi thế cạnh tranh cho cà phê Robusta trong bối cảnh gia tăng lo ngại về suy thoái kinh tế trên thế giới. Đây cũng là nhân tố quan trọng tạo tiền đề đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tại Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người dân thường có nhu cầu hạn chế chi tiêu đối với các loại hàng hóa không thiết yếu như cà phê. Đồng thời, các doanh nghiệp sản xuất cà phê hòa tan cũng gia tăng lỷ lệ Robusta pha trộn với Arabica để giảm giá thành sản phẩm do giá Arabica đang giao dịch trên Sở ICE dao động trên 4.300 USD/tấn, cao gần gấp 2 lần giá Robusta. Điều này khiến nhu cầu Robusta trên thế giới thậm chí cao so với những giai đoạn kinh tế tăng trưởng tốt.
Trong ngắn hạn, việc gia tăng xuất khẩu cà phê khi giá đang ở mức cao là giải pháp tối ưu giúp Việt Nam tiếp tục có được kim ngạch trên 4 tỷ USD. Tuy nhiên, về lâu dài, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần hướng tới các biện pháp mang tính bền vững hơn. Nguồn cung cà phê tại Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc cho phép nhập khẩu chính ngạch sầu riêng và chanh leo của Việt Nam. Số đơn đặt hàng lớn trong khi nguồn cung đủ điều kiện xuất khẩu còn thấp đã đẩy giá mặt hàng này tăng đột biến. Nông dân tại các tỉnh Tây Nguyên nhanh chóng đẩy mạnh diện tích canh tác sầu riêng, thậm chí là phá bỏ vườn cà phê để chuyển sang loại cây trồng đang phát triển “nóng” nói trên.
Nguồn: https://markettimes.vn/xuat-hien-yeu-to-thien-thoi-xuat-khau-ca-phe-viet-nam-co-co-hoi-duy-tri-muc-4-ty-usd-26254.html
3.    Việt Nam là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Việt Nam là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 3 cho Hàn Quốc, tuy nhiên lượng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 5,8% tổng lượng xoài nhập khẩu. Dư địa thị trường còn nhiều là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu xoài đẩy mạnh xuất khẩu tới thị trường Hàn Quốc trong thời gian tới. Cùng đó là việc tận dụng hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết với Hàn Quốc cũng mang lại kết quả tích cực.
Hiện tại, Peru là thị trường cung cấp xoài lớn nhất cho Hàn Quốc trong 3 tháng đầu năm 2023. Lượng xoài nhập khẩu từ Peru chiếm 63,4% tổng lượng xoài nhập khẩu vào Hàn Quốc, đạt 5,1 nghìn tấn, trị giá 25,7 triệu USD, giảm 14,8% về lượng và giảm 18,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Kế đó, đứng ở vị trí thứ 2 là thị trường Thái Lan đạt 2,3 nghìn tấn, trị giá 7,8 triệu USD, giảm 22% về lượng và giảm 20,4% về trị giá, chiếm 28,1%. Thế nhưng, để đẩy mạnh xuất khẩu quả xoài sang Hàn Quốc, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý người tiêu dùng Hàn Quốc đặt tính an toàn của nông sản, thực phẩm lên hàng đầu, sau đó tới chất lượng, mùi vị, hình thức bên ngoài và giá cả. Đặc biệt, Hàn Quốc được xem là thị trường áp dụng nhiều các quy định nghiêm ngặt nhất châu Á về điều kiện đối với hàng nông sản nhập khẩu.
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/viet-nam-la-thi-truong-cung-cap-xoai-lon-thu-3-cho-han-quoc-20230429092357858.htm
4.    Việt Nam tăng nhập khẩu rau, quả từ Ấn Độ
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, xuất khẩu rau quả trong tháng 4 đạt gần 400,6 triệu USD – tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2022; lũy kế 4 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu rau quả đạt 1,381 tỉ USD – tăng 17,7% so với cùng kỳ 2022.nỞ chiều ngược lại, nhập khẩu rau quả trong tháng 4 đạt 151,6 triệu USD – tăng 1,3% so với cùng kỳ 2022. Lũy kế 4 tháng đầu năm, nhập khẩu rau quả đạt 570 USD – tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến 3 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu rau quả của Việt Nam đạt 418,7 triệu USD – tăng 4,1% so với cùng kỳ 2022. Về nguồn cung rau quả cho thị trường Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2023, dẫn đầu là Trung Quốc với 40,8% thị phần (tương đương 170,9 triệu USD); tiếp theo là Mỹ với 13,8% thị phần (tương đương 57,9 triệu USD).
Số liệu nhập khẩu rau quả gây ngạc nhiên là Ấn Độ với 17,372 triệu USD trong 3 tháng đầu năm 2023 – tăng gần 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 4,15% thị phần từ mức 1% năm ngoái. Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, ngành rau quả Việt Nam xuất siêu nhưng với thị trường Ấn Độ, Việt Nam nhập siêu. “Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu rau quả sang Ấn Độ 49,618 triệu USD, chủ yếu là thanh long nhưng nhập khẩu 53,452 triệu USD các loại: táo, lê, hàng gia vị (hành, tỏi,…). Ấn Độ là cường quốc về rau quả, nhiều mặt hàng có giá thành thấp, giá nhân công rẻ nên rất có lợi thế cạnh tranh; đặc biệt là mặt hàng hành, tỏi giá vô cùng rẻ nên được nhập khẩu về nhiều” – ông Nguyên phân tích.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/viet-nam-nhap-tu-an-do-loai-rau-qua-nao-nhieu-nhat-20230502113937009.htm
BSA Media