Các hãng hàng không đẩy mạnh khai thác khoang thương gia và hạng nhất

Cathay bỏ khoang hạng nhất trên dòng máy bay Boeing 777. Hiện máy bay này có hạng thương gia, hạng phổ thông đặc biệt và hạng phổ thông thường. Ảnh: Executive Traveller

Các hãng hàng không trên thế giới bắt đầu chú trọng nâng cấp và khai thác các khoang hạng thương gia (business class) và hạng nhất (first class), nhằm nâng cao doanh thu trong bối cảnh chi phí gia tăng, theo Nikkei Asia.

Hôm 13-9 tại Tokyo, Cathay Pacific đã giới thiệu ghế hạng thương gia Aria Suite mới, được thiết kế lại để thay thế cho các khoang hạng nhất trên dòng máy bay Boeing 777-300ER. Khoang hạng nhất dự kiến sẽ được khai thác, sớm nhất là vào năm nay. Trước đó, Cathay cũng đã giới thiệu hạng phổ thông đặc biệt (premium economy). Hãng có kế hoạch nâng cấp khoang hạng nhất vào năm tới.

Nelson Chin, CEO của Cathay Pacific tại Đông Bắc Á, nói rằng hãng đây là một phần trong kế hoạch phát triển các dịch vụ mới cho đến năm 2028.

Hãng hàng không JAL của Nhật Bản có kế hoạch tăng 30% số ghế hạng nhất trên các chuyến bay quốc tế so với năm ngoái trong lịch trình bay mùa thu đông từ tháng 10 tới, với 22.400 ghế cho đến tháng 4 năm sau.

Được đưa vào khai thác từ tháng 1-2024, các máy bay loại mới Airbus A350-1000 sẽ là loại máy bay đầu tiên được phân cabin riêng và phục vụ tuyến Tokyo – New York, sau đó là là tuyến Tokyo – London.

Qatar Airways cũng có kế hoạch nâng cấp hạng thương gia vào năm tới. Tại Triển lãm hàng không quốc tế Farnborough tại Anh vào tháng 7 vừa rồi, hãng đã giới thiệu khoang hạng thương gia được trang bị màn hình OLED có độ phân giải cao, ít hại mắt.

Các hãng bay đang tập trung vào các khoang đắt tiền hơn, cho thấy sự trở lại của mô hình doanh thu đã quen thuộc trước đây.

Thông thường, các hãng hàng không sẽ đi theo một trong hai mô hình sau. Một là tìm cách tối đa hóa số lượng hành khách mà một máy bay có thể chở, còn được gọi là “mật độ hóa”, nói nôm na là có sức nhồi nhét cho hết số ghế trên máy bay. Loại này tập trung nhiều vào hạng ghế phổ thông. Mô hình còn lại tập trung vào số ghế có giá cao hơn, đôi khi được gọi là “cao cấp hóa”. Mô hình tập trung nhiều hơn vào hạng thương gia và hạng nhất.

Theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), hành khách hạng thương gia và hạng nhất chỉ chiếm 3% tổng số khách bay. Tuy nhiên, với giá vé trung bình cho các hạng ghế này thường gấp khoảng 5 lần so với giá vé phổ thông. Vì thế, các hạng ghế đắt tiền chiếm 15% tổng doanh thu của hãng bay.

Nhu cầu hạng thương gia đã giảm mạnh trong thời gian dịch và kéo dài cho đến nay. Nay xu hướng đã quay lại. Hành khách hạng thương gia và hạng nhất vào tháng 5-2024 đã tăng 43% so với tháng 1-2023, vượt xa mức tăng 23% của hạng phổ thông trong cùng thời gian.

Đây là xu hướng thuận lợi cho các hãng hàng không. Với chi phí hoạt động tăng do chi phí nhiên liệu và nhân công tăng, các hãng hàng không đang buộc phải tăng giá mỗi ghế. Chi phí nhiên liệu nói riêng đã tăng 50% trong 5 năm qua.

Dựa trên số liệu thống kê của IATA, chi phí hoạt động trung bình cho mỗi chuyến bay vào năm 2024 là 24.186 đô la, tăng 18% so với năm 2019. Giá đơn vị trung bình cho mỗi ghế tăng 150 đô la, khoảng 12% trong cùng kỳ. Như vậy, mức tăng giá không theo kịp mức tăng chi phí. Theo IATA, chỉ số giá tiêu dùng toàn cầu đã tăng 33% trong giai đoạn 2019-2024.

Tất cả chỉ ra rằng, thị phần của những chiếc ghế đắt tiền có tiềm năng tăng trưởng nhanh.

“Mức độ tăng giá vé máy bay vẫn tương đối nhỏ so với lạm phát toàn cầu. Người giàu có sức chi cao sẽ xem ghế hạng thương gia là một món hời”, Akitake Fujita, đối tác tại Boston Consulting Group nói.

“Hạng thương gia luôn kín chỗ trước so với khoang phổ thông trên các tuyến bay từ Nhật Bản đến đảo Hawaii”, đại diện của hãng All Nippon Airways của Nhật Bản nói. Airways của Nhật Bản cho biết.

Các hãng hàng không giá rẻ cũng đang chuyển sang hạng cao cấp. IndiGo, hãng hàng không lớn nhất Ấn Độ, đã công bố vào tháng trước rằng họ sẽ bổ sung chỗ ngồi hạng thương gia. Zipair Tokyo, hãng con giá rẻ của JAL, cũng cung cấp chỗ ngồi nâng cấp trên các chuyến bay đến Bờ Tây nước Mỹ.

Tại Việt Nam, Vietnam Airlines bổ sung hạng phổ thông đặc biệt trong nhiều năm qua. Đây là hạng “lơ lửng” giữa hạng phổ thông và hạng thương gia về giá vé và các dịch vụ. Bamboo Airways và hãng giá rẻ VietJet cũng nâng cấp hạng thương gia trong thời gian gần đây. Các hãng bay Việt Nam chưa có khoang hạng nhất.

Ricky Hồ / BSA Media

Ngành than Indonesia đẩy mạnh thâu tóm hầm mỏ của phương Tây