Các ngành xuất khẩu Đông Nam Á chịu nhiều tác động của thuế đối ứng, thủy sản và dệt may chịu rủi ro nhiều nhất

Các công ty dệt may như Sông Hồng Garment của Việt Nam cung cấp quần áo, phụ kiện cho đại siêu thị Walmart có thể chịu tác động nhiều nhất từ thuế đối ứng của ông Trump. Ảnh: Reuters

Mức thuế đối ứng cao ngất mà Tổng thống Donald Trump công bố tuần rồi sẽ gây sức ép mạnh mẽ lên nền kinh tế hướng về xuất khẩu của Đông Nam Á vốn phụ thuộc vào nguồn lao động giá rẻ. Thủy sản và may mặc có nguy cơ chịu nhiều tác động nhất, bởi hai ngành này vốn đặc biệt thâm dụng lao động và Mỹ là thị trường chủ yếu.

Mỹ là điểm đến lớn nhất cho hàng thủy hải sản xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 20% tổng kim ngạch với hơn 400 công ty cung cấp sản phẩm. Hơn 90% hải sản và sản phẩm thủy sản chế biến tại Việt Nam do các doanh nghiệp trong nước xử lý.

“Mỹ là thị trường hàng đầu gắn liền với sinh kế của hàng trăm nghìn nông dân và ngư dân Việt Nam”, ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) phát biểu.

Cổ phiếu của Minh Phú Seafood, công ty nuôi, chế biến và bán tôm sú và các sản phẩm khác, đã giảm khoảng 25% trong hai ngày sau thông báo áp thuế của ông Trump. Mỹ là thị trường lớn nhất của công ty này, chiếm 20% doanh số bán hàng của công ty.

Là hãng bán cá ngừ đóng hộp lớn nhất thế giới, tập đoàn Thai Union Group của Thái Lan ăn nên làm ra nhờ vào 40% doanh số là sang Bắc Mỹ. Ngoài việc xuất khẩu cá ngừ chế biến tại Thái Lan, công ty còn cung cấp thức ăn cho vật nuôi cho các doanh nghiệp khác.

Thị trường Mỹ vốn chiếm 40% doanh số của Thai Union Group, hãng cá ngừ đóng hộp hàng đầu thế giới. Ảnh: Nikkei Asia

Trong ngành may mặc, thuế quan có thể gây tổn hại đến các công ty như Sông Hồng Garment của Việt Nam. Doanh nghiệp cung cấp thời trang, phụ kiện cho Gap, Columbia Sportswear và Walmart, và thị trường Mỹ chiếm 80% doanh số của công ty.

Gã khổng lồ bán lẻ Mitra Adiperkasa của Indonesia cũng phải đối mặt với những rủi ro tương tự. Đây là công ty xử lý hợp đồng sản xuất hàng may mặc cho nhiều công ty con sang thị trường Mỹ và các nơi khác.

Dù Indonesia đã bị áp mức thuế suất thấp hơn Trung Quốc hoặc Việt Nam, nhưng điều này khó có thể giúp ích nhiều.

“Mặc dù không ai được hưởng lợi, nhưng nhu cầu từ người mua sẽ giảm”, theo lời Eddy Widjanarko, chủ tịch Hiệp hội giày dép Indonesia,

Mỹ vẫn là điểm đến xuất khẩu chính của các sản phẩm giày dép Indonesia.

“Năm ngoái, xuất khẩu sang Mỹ chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu là 6 triệu đô la. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ chiếm 9%”, Widjanarko cho biết.

Các nhà sản xuất phụ tùng xe hơi và linh kiện điện tử cũng có nguy cơ. CEO Yeap Swee Chuan của nhà sản xuất phụ tùng xe Aapico Hitech của Thái Lan, nói rằng thuế quan sẽ dẫn đến mất các cơ hội kinh doanh trong tương lai.

Thái Lan xuất khẩu một số xe bán tải sang Mỹ. Vị CEO hy vọng tác động trực tiếp của thuế quan sẽ bị hạn chế. Đơn đặt hàng phụ tùng từ Mỹ đã tăng lên, nhưng các đơn hàng dường như không có ý nghĩa nếu bị áp thuế cao.

Thị trường Mỹ chiếm 10% doanh số của Selamat Sempurna, công ty xuất khẩu bộ lọc và các phụ tùng ô tô khác của Indonesia.

“Chúng tôi và nhà mua hàng tại Mỹ vẫn đang nghiên cứu cẩn thận và hy vọng có thể sắp xếp lại chiến lược ngay lập tức nếu cần thiết”, Phó chủ tịch Ang Andri Pribadi nói với Nikkei Asia hôm 4-4. Các kế hoạch bao gồm đánh giá lại các chiến lược kinh doanh xuất khẩu, tìm kiếm các thị trường thay thế và cải thiện hiệu quả để giá cả cạnh tranh hơn.

Theo Nikkei Asia

Ricky Hồ / BSA Media