Diễn đàn Mekong Connect 2022 tìm giải pháp để phát triển bền vững

Chiều 24/11, tại TP.Cần Thơ, Diễn đàn Mekong Connect 2022 tiếp tục diễn ra với phiên thảo luận về “Phát triển bền vững”. Ngoài các chuyên gia, diễn giả, lãnh đạo các bộ ngành, lãnh đạo các tỉnh An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, TP.HCM và các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, còn có hàng ngàn doanh nghiệp tham dự.
Với phiên thảo luận 3 – Phát triển bền vững, diễn ra vào chiều 24/11 được chia thành 4 chủ đề thảo luận. Bến Tre chủ trì chủ đề “Phân tích kinh nghiệm thành công của các mô hình thực hành kinh tế tuần hoàn”.
Trong khi đó, với chủ đề “Xây dựng vùng nguyên liệu bền vững và đạt chuẩn cho thị trường trong nước và quốc tế”, 2 địa phương là chủ nhà TP.Cần Thơ  cùng phối hợp với TP.HCM thực hiện. Các nội dung tập trung vào việc: Xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn cho sản phẩm nông nghiệp đối với ĐBSCL; Vai trò của Logistics trong chuỗi cung ứng, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Xây dựng vùng nguyên liệu bền vững và đạt chuẩn cho thị trường trong nước và quốc tế, vai trò và ý nghĩa đối với TP.HC; Phát huy hiệu quả liên kết và tính bền vững cho hoạt động logistics của kinh tế ĐBSCL – Những kinh nghiệm thực tiễn.

Ở Chủ đề “Chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn và nông dân, một số kinh nghiệm”, do tỉnh Đồng Tháp thực hiệp tập trung vào các nội dung như: Nền tảng chuyển đổi số nông nghiệp VDAPES, đây là phần chia sẻ của Công ty Cổ phần RYNAN Technologies Vietnam. Ngoài ra, còn có những nội dung khác như VNPT đồng hành, thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp nông thôn tỉnh Đồng Tháp hay chuyển đổi số trong nông nghiệp – nông thôn.
Phần Tọa đàm chuyên đề “Chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn và nông dân”, các chuyên gia doanh nghiệp đến từ Công ty Cổ phần RYNAN Technologies Vietnam; Tập đoàn VNPT; Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Tháp và Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp đã chia sẻ nhiều thông tin, giải pháp giúp ngành nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nền tảng AI… để tạo ra giá trị gia tăng cao cho ngành nông nghiệp của địa phương này.
Chủ đề gồm: Khai thác và phát triển kinh tế biên mậu – do tỉnh  An Giang chủ trì.. Theo đó, An Giang có đường biên giới dài gần 100km với Campuchia. Với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia, một số cửa khẩu phụ. Kinh tế biên mậu có điều kiện phát triển. Giá trị kim ngạch xuất- nhập khẩu qua các cửa khẩu An Giang năm 2021 trên 2,3 tỷ USD.
Tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu hàng hóa chính ngạch qua địa bàn tỉnh An Giang trong 6 tháng đầu năm 2022, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của 10 tỉnh có tuyến biên giới tiếp giáp Campuchia. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thủy sản, phân bón, gạo, mì gói, sắt thép, bách hóa, quần áo, xi măng, điện năng… Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là đường, lúa, cát sông tự nhiên, quả xoài tươi, sắt thép, giấy phế liệu, mật rỉ mía, nguyên phụ liệu may gia công, trái cây…

Tổng số phương tiện xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh An Giang trong thời gian này đạt khoảng 17.864 lượt, tăng 108% so với cùng kỳ năm 2021. Kinh tế biên mậu vùng ĐBSCL gồm An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Long An. Theo Bộ Công Thương, An Giang từng là nơi có kim ngạch XNK cao nhất trong vùng. Kinh tế biên mậu ở Tây Nam Bộ – có lúc sôi động, khi trầm lắng, nhưng gần đây chính phủ Việt Nam- Campuchia đã đạt được nhiểu thỏa thuận trong việc đầu tư phát triển kết nối hai nền kinh tế giữa hai nước. Đặc biệt , sau chuyến công du của Thủ tướng Phạm Minh Chính, việc kết nối hai nền kinh tế có thêm nhiều triển vọng,
Chính vì vậy, chủ đề này tập trung vào trọng tâm cần thúc đẩy thích ứng với những thỏa thuận song phương giữa Việt Nam- Campuchia, Làm gì để có tiếng nói chung trong việc kết nối hai nền kinh tế giữa ĐBSCL, Việt Nam và Vương quốc Campuchia, bức tranh kinh tế biên mậu hiện nay và những vấn đề đặt ra trong quá trình thúc đẩy giao thương cũng như kêu gọi đầu tư vào các khu kinh tế cửa khẩu; để phát triền kinh tế biên mậu bền vững nên bắt đầu từ đâu? Như thế nào và những đề xuất chính sách liên quan đến việc đầu tư – XNK hàng hóa xuyên biên giới.

Một số hình ảnh phiên thảo luận chiều 24/11