Đồng thuận về ưu tiên chiến lược chung của toàn vùng

Việt Nam là nền kinh tế mở. Vì mở nên bất kỳ sự biến động nào của thế giới cũng có tác động tới Việt Nam. Quy hoạch tích hợp ĐBSCL không thể không bàn tới vấn đề kinh tế thế giới hiện nay.Vùng ĐBSCL đứng trước nhiều thách thức cho nên cần phải có chiến lược quản lý rủi ro.
Đầu tiên là cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 làm thay đổi giá trị, làm thay đổi phương thức sản xuất, quá trình sản xuất dịch chuyển về các chính quốc. Xu thế kinh tế Việt Nam đang chậm lại. Các dòng đầu tư cũng đang suy giảm. Lợi thế chi phí thấp của Việt Nam đang bị xói mòn. Tốc độ tăng lương vượt xa tốc độ tăng năng suất. Việt Nam đang nổ lực rất nhiều trong việc phát triển khối doanh nghiệp tư nhân nhưng có thể nói doanh nghiệp tư nhân trong nước lớn về lượng, nhưng yếu về chất. Doanh nghiệp ở ĐBSCL đa số là doanh nghiệp nhỏ. Thách thức kinh tế càng trở nên bức xúc khi ĐBSCL tụt hậu ngày càng xa so với vùng Đông Nam Bộ. Định hướng chiến lược phát triển của ĐBSCL, có thể nhìn thấy 5 vấn đề:
1 – Chú trọng bền vững lâu dài thay vì lợi ích trước mắt
Nền tảng lợi thế cạnh tranh của ĐBSCL là tài nguyên đất, nước, hệ sinh thái và các di sản văn hóa, tôn giáo – tất cả đang bị tận khai tới mức thiếu bền vững, đứng trước rủi ro ngoại sinh, hoặc đang dần mai một theo năm tháng hoặc đang bị cơ chế chính sách cản trở không phát huy hết được nội lực phong phú của mình.
Tương lai phát triển của ĐBSCL một mặt phụ thuộc vào năng lực nuôi dưỡng các nguồn tài nguyên này cho các thế hệ kế tiếp, mặt khác phụ thuộc vào nỗ lực xây dựng những động lực phát triển mới cho vùng. ĐBSCL không cần mô hình tăng trưởng mới mà cần mô hình phát triển mới thích nghi và quản lý được các rủi ro từ môi trường, đồng thời có tư duy và cách tiếp cận mới đối với bài toán phát triển của ĐBSCL.
2 – Tập trung thay cho phân tán:
Đồng thuận về ưu tiên chiến lược chung của toàn vùng, từ đó tập trung, thống nhất việc phân bổ nguồn lực hiện có. Những câu hỏi đặt ra: Tuyến giao thông huyết mạch cho toàn vùng? Cần Thơ trở thành “hub đô thị” cho toàn vùng? Sân bay Cần Thơ làm trung tâm toàn vùng? Đầu tư cho cảng nước sâu hay cho giao thông đường bộ? Sinh sống dọc theo tuyến chuyển thành theo cụm, từ đó tối ưu hóa sử dụng nguồn lực, đồng thời tạo tiền đề phát triển đô thị và công nghiệp Phát triển chuỗi giá trị và cụm ngành thay vì các nhân tố riêng lẻ. Liên kết, hợp tác vùng thay vì mạnh ai nấy chạy: Cơ chế điều phối vùng với 3 thẩm quyền: Tài khóa, quy hoạch và đầu tư. Điều kiện tiên quyết: Thay đổi cơ chế, khuyến khích cho các địa phương Đối với các ngành truyền thống (như lúa gạo, thủy sản, trái cây, du lịch) và các ngành tiềm năng (như năng lượng tái tạo hay logistics), cần áp dụng cách tiếp cận cụm ngành và chuỗi giá trị, hướng đến các chỉ tiêu hiệu quả sau cùng như tạo công ăn việc làm, thu nhập của người lao động và đóng góp ngân sách cho địa phương.
Trong nỗ lực này, doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò then chốt không chỉ trong việc tổ chức hoạt động sản xuất mà quan trọng hơn là xây dựng thương hiệu, tổ chức chuỗi giá trị và đảm bảo thị trường đầu ra. Chính quyền địa phương đóng vai trò hỗ trợ, đặc biệt là tạo các điều kiện về môi trường kinh doanh và các thể chế hỗ trợ để nông dân và doanh nghiệp có thể liên kết với nhau và để các tác nhân tham gia cụm ngành có thể hợp tác để cùng phát triển.
3 – Chú trọng chất lượng và giá trị hơn số lượng:
Áp dụng cho cả nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, trong đó có du lịch Cạnh tranh nhờ giá trị gia tăng cao thay cho giá cả thấp. Liên tục nâng cấp chất lượng thay vì chạy theo lối mòn truyền thống. Đa dạng hóa sang các thị trường khó tính thay vì bằng lòng với thị trường dễ dãi. Thay thế các hệ thống thâm canh nông nghiệp – đặc biệt là lúa ba vụ – bằng các hệ thống canh tác hiệu quả, đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường. Từng bước chuyển đổi thứ bậc ưu tiên từ lúa gạo – thủy sản – trái cây sang thủy sản – trái cây – lúa gạo cho vùng (mặc dù mỗi tỉnh mỗi khác). Thay đổi quan niệm về nguồn lực của ĐBSCL, nước mặn, nước lợ, nước ngọt đều là tài nguyên quý báu.
Chú trọng thị trường thay vì thuần túy sản xuất: Phát triển nền kinh tế nông nghiệp hiện đại thay cho nền sản xuất nông nghiệp truyền thống. Cụ thể là: Thị trường hóa hoạt động nông nghiệp, gắn với thị trường để ổn định đầu ra; Công nghiệp hóa và công nghệ hóa nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng; Dịch vụ hóa nông nghiệp để tăng cường chuyên môn hóa và hiệu quả; Nông nghiệp thích ứng với môi trường và khí hậu để phát triển bền vững Doanh nghiệp, các mô hình sản xuất – kinh doanh có tổ chức và các hiệp hội phải đóng vai trò trung tâm (ví dụ rõ rệt từ tôm, cá, lúa v.v.)
4 – Chú trọng linh hoạt thay vì cứng nhắc, áp đặt
ĐBSCL đứng trước rất nhiều tác động và thách thức từ bên ngoài, vì vậy cần có chiến lược thích nghi và ứng phó linh hoạt thay vì các mệnh lệnh hành chính có tính áp đặt và cừng nhắc. Cần thay đổi quan điểm về an ninh lương thực, từ đó tạo không gian linh hoạt cho các địa phương chuyển đổi nông nghiệp và tái cơ cấu. Cho phép sự chuyển đổi linh hoạt giữa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp khác nhau để tăng hiệu quả, thích ứng với thị trường và biến đổi khí hậu. Nghiên cứu một cách toàn diện và thận trọng chính sách tích tụ ruộng đất để tận dụng lợi thế nhờ quy mô, tạo khả năng cơ giới hóa và áp dụng khoa học kỹ thuật mới.
5 – Kết nối với TP.HCM và Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ đóng góp 40-45% cho kinh tế quốc gia, trong đó TP.HCM chiếm hơn một nửa. Phân công lao động tự nhiên giữa TP.HCM, Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Trong 10 năm tới, kết nối của ĐBSCL với khu vực và quốc tế chủ yếu sẽ phải qua cửa ngõ Đông Nam Bộ. Định hướng này có hệ quả sâu sắc đối với chiến lược phát triển của ĐBSCL (cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển công nghiệp…)
Theo Kỷ yếu Mekong Connect 2020
Mekong Connect 2020 tại Đồng Tháp: Liên kết làm nên thịnh vượng