Indonesia bắt đầu siết chặt quản lý hàng xách tay

Sân bay quốc tế Soekarno-Hatta cùng các nơi khác đang siết chặt hàng xách tay của du khách Indonesia. Ảnh: Nikkei Asia

Indonesia đang siết chặt kiểm soát các sân bay, cửa khẩu xuất nhập cảnh, nhằm ngăn chặn tình trạng nhập lậu hàng hóa qua con đường hàng xách tay, nhất là các mặt hàng thực phẩm và thuốc men. Thất thuế hàng năm lên đến 36 triệu USD, hàng lậu có thể ảnh hưởng sản xuất trong nước.

Thường được gọi là jasa titip hay jastip là “dịch vụ ủy thác”, mô hình kinh doanh của những người đi du lịch, mua hộ các sản phẩm ở nước ngoài, rồi đem bán trong nước có giá cao hơn.

Cứ hai hoặc ba tháng, Diane Cahyono bay tới Bangkok các mặt hàng thời trang được bán tại chợ quần áo Pratunam, mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da, đồ ăn nhẹ và các hàng hóa khác theo yêu cầu. Lần đầu tiên cô thử một “phi vụ” hàng xách tay là vào năm 2019. Tuy nhiên, mãi đến năm ngoái cô mới bắt đầu phát triển kinh doanh. Khi không bay được, cô nhờ bạn bè đi cất hàng hoặc liện hệ trực tiếp với nhà cung cấp ở Bangkok. Hàng sẽ chuyển về Jakarta, Diane quảng cáo trên mạng xã hội và sau đó gửi hàng khắp Indonesia. Nhưng gần đây, Diane nhận thấy hải quan cửa khẩu bắt đầu kiểm tra kỹ hơn.

Jastip đã thu hút sự chú ý của chính quyền Indonesia. Hồi tháng 3, chính phủ ban hành quy định gồm các giới hạn “hàng xách tay” cá nhân với thiết bị điện tử, gồm máy tính bảng và điện thoại di động. Tuy vậy, chỉ trong thời gian ngắn, đã có nhiều than phiền. Bộ trưởng Thương mại  Zulkifli Hasan hứa sẽ xem xét lại moi chuyện.  quy định này đã nhận được khiếu nại và sẽ được đánh giá.

Cũng trong tháng 3, cơ quan hải quan tại sân bay quốc tế Soekarno-Hatta ở Jakarta cho biết mỗi hành khách có thể mang theo 5 kg thực phẩm mà không phải trả thuế. Cơ quan này nói trong 33 đợt kiểm tra, họ đã tiêu hủy khoảng một tấn bánh sữa từ Thái Lan, trị giá khoảng 400 triệu rupiah (25.000 đô la) vì sản phẩm không có giấy chứng nhận thực phẩm Halal.

Những người bán hàng jastip như Diane nói rằng: “Tôi đang ở vị trí là người bán các sản phẩm nước ngoài. Ai mà không muốn ủng hộ sản phẩm nội địa. Nhưng vấn đề nan giải là là ở cùng một mức giá, chất lượng thật sự khác nhau”.

Nhưng jastip cũng vấp phải làn sóng phản đối.

Bhima Yudhistira Adhinegara, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Luật có trụ sở tại Jakarta, nói rằng hành vi nhập hàng jastip tác động tiêu cực đến nền kinh tế trong nước, bởi hàng nhập không chịu thuế nhập khẩu và không được kiểm tra nghiêm ngặt. “Jastip cần được theo dõi chặt chẽ hơn. Nếu hàng jastip tràn lan sẽ giành thị trường nội địa. Hàng xách tay nhập lậu sẽ ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, thất thu thuế”.

Ông ước tính giá trị giao dịch jastip hàng ngày vào khoảng 5-6 tỉ rupiah (khoảng 310.000 – 372.000 đô la), đến 80% tổng số giao dịch hàng jastip là bất hợp pháp, không tuân thủ quy định và không nộp thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong khi đó, thuế hàng nhập khẩu có thể lên đến 40%, nghĩa là mỗi ngày có thể mất 1,6 tỉ rupiah tiền thuế (hơn 99.000 đô la). Về lý thuyết, tiền thuế thất với các mặt hàng này khoảng 36 triệu đô mỗi năm.

Chợ Pratunam ở thủ dô Bangkok của Thái Lan là nơi mua sắm chủ yếu của du khách buôn hàng jastip từ Indonesia. Ảnh: Nikkei Asia

Anna, một người buôn hàng jastip khác, bắt đầu đi buôn  giữa Trung Quốc và Indonesia từ năm 2018. Cô thường sử dụng các kiện hành lý 50-60 ký để nhập hàng, nộp các khoản thuế bắt buộc và bán hàng trên WeChat, WhatsApp và Instagram.

Anna cung cấp cho khách hàng ở Indonesia đủ loại hàng Trung Quốc chưa có tại xứ nay, từ đồng hồ thông minh đến các mặt hàng phong cách sống từ nhà bán lẻ giảm giá Miniso. Anna cũng mang các sản phẩm từ xứ đảo như thuốc thảo dược và thuốc trị loét dạ dày bán cho sinh viên Indonesia đang học ở Trung Quốc, hay cà phê và thuốc là cho người Trung Quốc. “Sinh viên thường ít tiền nên chúng tôi hạn chế sử dụng chuyển phát nhanh DHL tốn kém. Hàng xách tay của chúng tôi rẻ hơn”, Anna nói.

Anna tính phí jastip trị giá 200.000 rupiah mỗi ký, với các món đồ lớn hơn tính theo món. Dịch vụ jastip của cô chạy hai tuần một lần, với 9-10 người phụ đóng gói và giao nhận hàng hóa.

Anna kiếm khoảng 16-17 triệu rupiah từ mỗi chuyến đi hai chiều, sau khi trừ hết mọi chi phí. Các sinh viên về nước cũng giúp cô chuyển hàng, với giá 4-10 triệu rupiah mỗi lần, tùy vào lượng hàng. Anna xem jastip là hình thức giới thiệu hàng hóa và sản phẩm của Indonesia sang thị trường Trung Quốc.

Theo Nikkei Asia

Ricky Hồ / BSA Media