Năm 2017 là năm cuối cùng có “điểm sàn”

Theo quy chế tuyển sinh đại học năm 2017, năm nay là năm cuối cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm sàn xét tuyển đại học. Từ năm 2018, điểm sàn hay ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sẽ do các trường đại học tự xác định. Ảnh TL (minh họa)

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố điểm sàn 2017 là 15,5 điểm (khu vực 3) cho tất cả các khối thi A, B, C, D, A1. Theo quy chế tuyển sinh đại học năm 2017, năm nay là năm cuối cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm sàn xét tuyển đại học.

Dưới 15,5 điểm không có cửa vào đại học

Mức điểm sàn năm nay cao hơn mức điểm sàn đại học của năm 2016 là 0,5 điểm. Mức 15,5 điểm là tổng điểm 3 môn thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 không nhân hệ số, chưa tính điểm ưu tiên khu vực và đối tượng. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngưỡng xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng được xác định dựa trên phổ điểm của thí sinh, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường, đặc điểm vùng miền, đảm bảo hệ số dôi dư để các trường có thể tuyển đủ thí sinh.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2017 các trường đại học trên cả nước có tổng cộng 332.500 chỉ tiêu đại học xét tuyển theo kết quả thi quốc gia. Trong khi đó, số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học bằng kết quả thi quốc gia là 640.000 thí sinh, nghĩa là tỉ lệ “chọi” đại học chung năm nay ở mức xấp xỉ 1 “chọi” 2.

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm sàn, từ ngày 15/7, thí sinh bắt đầu thay đổi nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học. Ngày 1/8, các trường đại học sẽ công bố kết quả trúng tuyển. Đây là năm có điểm sàn cao nhất kể từ khi thực hiện kỳ thi “3 chung”.

Điểm sàn ít ảnh hưởng đến tỉ lệ thí sinh xét tuyển trong đợt 1

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga nhấn mạnh điểm sàn ít ảnh hưởng đến tỉ lệ thí sinh xét tuyển trong đợt 1. Theo tính toán, nếu điểm sàn 18 điểm thì đợt 1 chỉ tuyển sinh được 74% tổng chỉ tiêu. Nếu điểm sàn là 13 điểm thì đợt 1 tuyển được 87% tổng chỉ tiêu.

Thứ trưởng Ga cho biết với mức điểm 15,5 điểm, hệ số dôi dư khoảng 1,39, về lý thuyết đảm bảo cho các trường có đủ nguồn tuyển. Tuy nhiên không phải thí sinh nào có mức điểm trên ‘sàn’ cũng đăng kí nhập học, vì thế tình trạng một số trường thiếu chỉ tiêu vẫn có thể xảy ra, nhiều trường sẽ vẫn phải tuyển sinh các đợt tiếp theo sau khi đã tuyển đợt 1.

Cả nước có 640.425 thí sinh xét tuyển đại học

Theo số liệu do Bộ GD-ĐT cung cấp, cả nước có 865.975 thí sinh dự thi, trong đó số đăng kí xét tuyển khối A là 883.768, chiếm 34,59%, khối A1 có 286.760 thí sinh, chiếm 11,2%, khối B có 282.984 thí sinh, chiếm 11,08%, khối C có 277.722 thí sinh, chiếm 10,87%, khối D1 có 608.632 chiếm 32,82%.

Phổ điểm các khối thi đã tính điểm ưu tiên dao động từ 17,51-18,38. Trong 5 khối thi truyền thống là A,A1, B,C.D,  khối D có số lượng thí sinh đạt 15,5 điểm trở lên nhiều nhất (403.404 thí sinh), tiếp đến là khối A với 272.130 thí sinh, khối B 254,008 thí sinh, khối A1 251,437 thí sinh, khối C có ít nhất với 233.909 thí sinh.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, mặc dù số lượng thí sinh khối D có mức điểm trên ‘sàn’ cao nhất nhưng tổng số nguyện vọng vào khối D chỉ có 24%, trong khi đó có gần 35% tổng số thí sinh có nguyện vọng vào khối A.

 85 trường có thể đạt chỉ tiêu tuyển sinh 100%

Qua phân tích, với mức điểm sàn là 15,5 điểm, có 85 trường có thể đạt chỉ tiêu tuyển sinh 100% trong đợt 1, 66 trường đạt chỉ tiêu từ 80%-99%, 83 trường đạt chỉ tiêu từ 40-79%. Tất cả các trường trên cả nước có thể tuyển sinh đạt 83% trong đợt 1. Sau khi kết thúc xét tuyển đợt 1, các trường còn thiếu chỉ tiêu tiếp tục xét tuyển các đợt bổ sung.

Tuyển nhiều đợt trong năm

Mặc dù thí sinh được đăng ký với số nguyện vọng không giới hạn nhưng thí sinh vẫn tập trung đăng ký vào một số ngành/trường yêu thích, không phân bố đều giữa các trường. Một số trường/ngành có số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vượt rất xa chỉ tiêu cần tuyển tuy nhiên một số trường/ngành khác có số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển rất thấp so với chỉ tiêu. Các trường có thể tuyển sinh nhiều đợt trong năm theo đề án tuyển sinh đã công bố.

Năm 2017 là năm cuối cùng có “điểm sàn”

Điểm sàn được xác định là mức điểm áp dụng cho học sinh phổ thông khu vực 3, chưa tính điểm ưu tiên. Năm 2017, mức điểm sàn cho tất cả các khối thi (A, B, C, D, A1) là 15,5 điểm. Theo quy chế tuyển sinh đại học năm 2017, năm nay là năm cuối cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm sàn xét tuyển đại học. Từ năm 2018, điểm sàn hay ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sẽ do các trường đại học tự xác định.

Theo Thời Đại