Nội dung phiên thảo luận chuyên đề 2: Phục hồi kinh tế và chuỗi cung ứng hàng hoá giữa TP.HCM và các tỉnh thành ĐBSCL

111
Thời gian 13g30 – 15g30 ngày 17/12/2021. Tại Hội trường Thống nhất TP.HCM
Đồng chủ trì:
– Ông Phạm Thiện Nghĩa, Phó Bí thư tỉnh uỷ – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp
– Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang
Thành phần diễn giả:
1/ Ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản – Bộ NN&PTNT
2/ Ông Nguyễn Anh Đức – Tổng Giám đốc Saigon Co.op
3/ Ông Cô Gia Thọ – Chủ tịch Tập đoàn Thiên Long
4/ Ông Đỗ Hoà – Tổng Giám đốc Công ty tư vấn Tinh hoa quản trị
5/ Ông Cao Minh Việt – Chuyên gia kỹ thuật, Việt kiều Nhật
6/ Ông Steven Starmans – Chuyên gia Hà Lan đang sống ở ĐBSCL, chuyên về hoạt động các HTX và kinh tế tuần hoàn.
Điều phối: Trần Nguyên
Thư ký: Quốc Thịnh
Ông Phạm Thiện Nghĩa dẫn đề: Chuỗi cung ứng trên tất cả lĩnh vực đứt gãy, cần phải có giải pháp để cải thiện, hồi phục lại.
Chúng ta đang thấy được những vấn đề khó khăn hiện tại. Trước đây GDP của TP.HCM chỉ bằng 2/3 so với ĐBSCL. Nhưng sau 20 năm, tỷ lệ trên đã ngược lại. ĐBSCL khó chuyển biến, chưa có chỉ huy vùng, sự hợp tác còn rời rạc, mỗi địa phương đều có điểm mạnh yếu, phân tán. Chưa có liên kết để phát huy. Trước đây, Chính phủ ban hành Nghị quyết 120, giai 2021 – 2045 Nghị quyết 2 với mục đích phát huy được sức mạnh chung. Cùng với mạng lưới các tỉnh ABCD tạo ra Mekong Connect. Kỳ này là kỳ thứ 6 kỳ. Nếu kết nối được 13 tỉnh trong mùa dịch này là thành công.
Chủ tịch UBND TP.HCM nói rất cần Đông bằng (ĐB) và ngược lại. Chúng ta cần đi sâu vào một số vấn đề: ĐBSCL cần làm gì để kết nối, phát triển. ĐB không phát huy được lợi thế của mình trong thời gian qua là điểm yếu tự thân. ĐB cũng cố gắng để TP.HCM không đứt gãy chuỗi cung ứng và ngược lại TP.HCM cũng hỗ trợ nhân lực chất lượng cao. Tuy có khó khăn nhưng chuỗi cung ứng này phát huy giá trị lớn. ĐBSCL cùng chung tay gắn kết, và TP.HCM cần là trụ cột để nâng đỡ ĐBSCL và ngược lại. Hình thành những trung tâm chế biến để cung ứng TP.HCM ngay tại ĐB. Hình thành nên tổ/ban liên kết chuỗi cung ứng giữa TP.HCM và 13 tỉnh miền Tây…?
Ông Trần Anh Thư: Trọng tâm 2 từ phục hồi và bình thường mới. Bình thường mới là chúng ta không thể trở lại như cũ, trước Covid xảy ra. Chúng ta phải thay đổi thì mới thích ứng tình hình mới. An Giang  cho phép sản xuất trở lại, một số DN thích nghi với trạng thái mới, nhưng 1 số DN chưa chuyển đổi nên gặp khó khăn. Phục hồi là chúng ta “recover” lại, tất cả mọi thứ cần phục hồi nhưng theo bình thường mới. Hạn chế những dự án đầu tư, nhìn xa để tập trung phục hồi lại cho sức khoẻ của DN mình.
Chúng ta thấy mối quan hệ giữa ĐB và TP.HCM là cộng sinh, không thể 1 chiều. ĐB không tiêu thụ được nông sản, TP không có nông sản để sử dụng. TP thiếu lao động và cần lao động tỉnh. >> TP và ĐB là mối quan hện hữu cơ và cộng sinh.
Chúng ta phải kết nối nhà nước và DN. DN ĐBSCL và DN TP phải kết nối với nhau. DN mới là chất xúc tác.
Sử dụng tài nguyên phù hợp để tập trung lo cho DN.
Tăng cường năng lực liên kết sau Mekong Connect sẽ tốt hơn giữa TP.HCM và ĐBSCL.
Phát huy đồng bộ hơn.
Nguyễn Quốc Toản: DN cần đồng tâm, đồng điệu, độ mở lớn hơn về tư duy. Mong muốn làm tốt hơn, thực thi cao hơn.
Về cách làm: 1 là xây dựng trung tâm thì cần có vùng nguyên liệu. Nhà nước cần làm là tạo vùng nguyên liệu và có sự liên kết giữa DN và bà con nông dân đạt chuẩn.
Thứ 2, nếu đặt vấn đề Saigon Co.op làm thì được lợi gì? Tiếp cận chính sách như thế nào. Chính sách tín dụng, tiếp cận tài chính. Thực tế, Micro finance chúng ta chưa nhiều. Thiếu cơ chế quản lý xây dựng hạ tầng. Cần phải thiết lập trung tâm sơ chế, kho lạnh để tập trung hàng hoá chờ thông quan. Như nay, thực trạng 4000 container đang nằm ở cửa khẩu thì hàng hóa ra sao?
Xuất khẩu đã gần bằng 30%, giữa xuất khẩu tinh so với thô, trước thì 90% nông sản thô 10% nông sản tinh.
Chưa có hãng tàu, đội tàu, logistic đường tàu chưa phát triển nhiều. GTGT phụ thuộc rất nhiều vào hàng hóa chế biến sâu.
Chúng ta có thể đặt ra 2 câu hỏi:
Cụm Logictic khác trung tâm Logistic như thế nào: Khu nông nghiệp, Cụm công nghiệp, thực tiễn đồng bằng?. Chủ thể không phải 1 chuỗi liên kết. Cụm là cần các dịch vụ sơ chế – thiết kế sản phẩm đóng gói vận chuyển, dịch vụ…?
Chiến lược thị trường nội địa: Sản lượng năm sau cao hơn năm trước, nhưng nay cần tăng giá trị hơn sản lượng. Ai đón đầu được xu thế thị trường sắp đến thì sẽ thắng trong tương lai.
DN cần đoàn kết mạnh mẽ, tạo liên minh để phát triển. Xây dựng hội ngành hàng ở từng địa phương để nâng tầm DN ĐBSCL. Gia cố phần cơ sở.
Toàn cảnh thảo luận Chuyên đề 2: Phục hồi kinh tế và chuỗi cung ứng hàng hoá giữa TP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL
Ông Nguyễn Anh Đức: Mekong lần đầu tiên có TP.HCM, đó là một tín hiệu mở ra nhiều cơ hội. Trước đó, TP có thoả thuận hợp tác với ĐB, chính đó đã tạo sự liên kết cung ứng hàng hoá cho chuỗi siêu thị. Nhưng qua dịch bệnh, việc phân phối hàng hoá, xảy ra 2 chuỗi đứt gãy. Một là từng địa phương, các tỉnh An Giang – Tiền Giang… lên TP bị gãy. Hai là chuỗi đứt gãy cục bộ là các trục liên quan, ví dụ như gạo thiếu bao bì, ngành công nghiệp bổ trợ và cung ứng sản phẩm.
Logicstic – vận chuyển hàng hoá bị tê liệt. Làm cho sức đề kháng của DN bị yếu, nhất là các đơn vị bán lẻ. Nếu dịch kéo dài thì Saigon Co.op cũng cần “Atm oxy”.
Thói quen của người tiêu dùng, nhà sản xuất, DN đổi khác. Nhu cầu và tính chất đổi khác. Thứ nhất, liên quan đến việc dịch chuyển nhu cầu từ không thiết yếu sang thiết yếu. Sản phẩm từ cao cấp chuyển sang bình dân hơn. Dịch chuyển cơ học dân cư ở các tỉnh. Saigon Co.op cũng nghĩ những việc gì cần làm để khôi phục và đáp ứng. Nhưng, những gói hỗ trợ DN cần đồng bộ giữa các bộ ngành. DN cần được tưởng thưởng trong giai đoạn chống dịch.
Góc độ thứ 2 cải thiện trục dọc của chuỗi cung ứng.
Góc độ 3: Cần được quy hoạch, phân công ở các tỉnh. Cần 1 nơi tập trung nông sản. Cần có sự chủ động bắt tay với nhau của các địa phương, DN. Nếu ngại không mở lòng nhau thì việc kết nối sẽ khó khăn.
Thị trường sắp tới thì DN cần có sự chủ động rất cao. Trong khi đó DN bán lẻ không dự báo được tình hình cung ứng hàng hoá, rất băn khoăn trong dịp cuối năm và năm 2022.
Saigon Co.op rất muốn làm để kết nối bà con, nhưng cần sự chủ động tham gia của người dân và chính quyền. Cần tổ chức sàn giao dịch nông sản.
Góc độ thứ 4: Các đơn vị bán lẻ lớn nhất đã gặp nhau, không coi nhau là đơn vị cạnh tranh, mà cùng phát triển – together. Băn khoăn của chúng tôi: Công tác planning, có gia tăng qui mô loại hình đơn vị sản phẩm không, muốn có sự đổi mới về số hoá, hiện đại hoá, nhưng lại có sự mơ hồ của những câu chuyện đó. Có thảo luận về năng lực kinh doanh cốt lõi cho thị trường. Đơn vị phát triển số lượng điểm bán nhiều nhất trong năm 2021, nhưng bị “ép” bởi các tỉnh chứ không mong muốn trong tình hình này.
Người điều phối Phạm Thiện Nghĩa: Thời gian qua, sự phát triển của dịch vụ bán lẻ, cho thực hiện 4 tại chỗ và đánh giá lại chuỗi cung ứng cho người dân. Đề nghị Saigon Co.op phải gắn chặt với bà con để chủ động nguồn hàng, phân phối, không để đứt gãy cung ứng. Đồng Tháp đi trước giải bài toán được mùa rớt giá, nhưng khi “giải cứu” ổn thì phát sinh đứt gãy cung ứng. Nông sản phát triển theo chuỗi và khởi nghiệp. Đồng Tháp cũng chủ động mở trung tâm nông sản chế biến ở các tỉnh thành như HN, TP.HCM. Trung tâm tích hợp sản xuất và và Logictic để cung cấp và xuất khẩu.
Đại diện Saigon Co.op trả lời: Nên mạnh dạn thành lập trung tâm nông sản, nhưng các địa phương cũng chưa có điều kiện tốt để đảm bảo lưu trữ.
Chúng tôi nhận nhiệm vụ thông qua Mekong Connect và sẽ có việc làm thực tế.
Ông Cô Gia Thọ: Kinh nghiệm của Thiên Long: Tự mày mò, phát triển RD, xây dựng giá trị cốt lõi cho sản phẩm. Dây chuyền tự động hoá suốt 20 năm, tự sản xuất nguyên vật liệu. Áp dụng số hoá vào DN từ rất sớm nên việc đứt gãy chuỗi cung ứng giảm thiểu rất nhiều, hầu như sản xuất bình thường.
Ông Steven Starmans: Chúng ta thiếu tính thực tế trong sản xuất nông nghiệp.
Phải xác định, không có nông dân thì không có gì hết. Nhưng một thực tế là nông dân ĐBSCL đa số sản xuất nhỏ, trình độ thấp, và mắc nợ. Muốn nông dân thay đổi thì cần cho người nông dân thấy việc thay đổi thì họ sẽ được bao nhiêu tiền. Phải cho họ thấy. Nông dân chưa nhìn thấy điều này nên họ chưa tin! Nhiều gia đình, HTX yếu trình độ, kiến thức, mục tiêu dài hạn thì cần xây dựng năng lực cho nông dân. Phải bắt đầu từ bây giờ.
Platform greenpost có ở Ha Lan. Nông sản đưa vào đây và sẽ được đưa tới các địa phương khác. Nông dân Hà Lan hiểu rõ việc tạo ra sản phẩm tốt đem lại lợi ích gì. Trong khi đó, Logictic ở ĐBSCL rất tệ. Nên cái phần cải thiện hạ tầng cơ sở phải đặt ưu tiên hàng đầu.
Ý tưởng về sàn giao dịch rất tốt nhưng ai sẽ đầu tư hạ tầng? Nếu đầu tư thì cần có mô hình sinh lợi cho họ. Nếu lập sàn giao dịch thì vẫn phải tập trung cái gốc là nông dân, thay đổi tư duy của họ. Về lâu dài cần giáo dục, ngắn hạn trước mắt thì cho nông dân thấy giá trị thực tế
Sau Covid thì chúng ta nên tạm quên thị trường xuất khẩu, mà tập trung thị trường trong nước, như TP.HCM.
Đại dịch Covid là vấn đề nhưng môi trường cũng là vấn đề thách thức lớn. Năm 2016 -2020 nông dân thất thu do môi trường, thời tiết thay đổi. Nhà nghiên cứu quốc tế cho rằng ĐBSCL bị nhiễm mặn nặng nề.
Ông Cao Minh Việt: Về chuỗi cung ứng, xét mặt thông tin: Xem từng phần tử tác động đến nhau như thế nào. Xây dựng trung tâm, kho để trữ trong 1 thời điểm hay thời gian xuyên suốt, cần thiết hay không?
Bản chất công nghệ ứng dụng được gì trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Đứt gãy xảy ra do việc kết nối cứng nhiều khi dịch xảy ra và phải chuyển sang online trong khi thế giới đã chuyển đổi trước đó. Người  ta đã làm được phần mềm đặt hàng bất kì thời điểm, bất kì ai, môi trường. Nên, kết nối mềm rất quan trọng trong tương lai.
Ông Đỗ Hòa: Chuỗi cung ứng supplie chain. Nếu không có chiến lược chuỗi cung cấp tốt thì không thể có chiến lược cạnh tranh giá tốt trên thị trường. Ngoài ra phải có:
Chiến lược thông tin xuất khẩu
Chiến lược thông tin nội địa
Thông qua các chiến lược này thì dựa trên chiến lược chuỗi cung cấp để định hướng cho sản xuất tại ĐB.
Hệ thống Logictic đi riêng không cạnh tranh với người. Vận chuyển đường bộ là không cạnh tranh cho DN nông sản.
Các nước trên thế giới đã sử dụng AI để tính toán trung tâm Logictic phân phối cho từng khu vực.
Khi giá cả cạnh tranh thì tăng lợi thế.
Liên kết chiến lược giữa các DN để tạo nguồn lực chung cho phục hồi.
Mô hình nào để thích nghi trong điều kiện: Đầu ra không ổn định, bộ máy cồng kềnh, tìm cách chuyển chi phí cố định sang biến phí, chuyển thành dự án riêng, giảm bớt chi phí, gánh nặng DN. Giải quyết vấn đề như tách bản mô tả công việc để chuyển từ cố định sang dự án, trừ công việc trụ cột.
Ứng dụng số hoá, DN phải làm quen, chuyển sang online và face to face bao nhiêu phần trăm.