Ngày 18.1.2024 (nhằm Mồng 8, tháng Chạp, năm 2023 AL), Giai phẩm Thế Giới Hội Nhập Xuân 2024 – Một ấn phẩm hợp tác củaHội DN HVNCLC và Trung tâm BSA đã chính thức ra mắt bạn đọc.
Với chủ đề “Hạnh Phúc” Thế Giới Hội Nhập Xuân 2024 dày 120 trang, in màu, chuyển tải một chuyên đề và 7 tuyến nội dung đầy cảm xúc, như Hội nhập, Khởi nghiệp xanh, Chuyện đồng bằng, Khoẻ vui, Làng nghề, Văn hoá – Lối sống, Hương vị quê nhà.
Thư Xuân gửi Bạn đọc quý mến!
Bạn đang cầm trên tay Giai phẩm Thế Giới Hội Nhập Xuân 2024, chúng tôi ví như bạn đang ngồi vào một bữa tiệc tất niên Quý Mão ngồn ngộn món, với nhiều kỳ vọng trước một tân niên Giáp Thìn. Trước mặt bạn, đầu tiên tất nhiên là câu chuyện của chủ đề “Nhà quản lý hạnh phúc – Doanh nghiệp hạnh phúc” (tr.6 – 7), mở ra tiếp theo là món nhận xét của chuyên gia quốc tế về việc nối nghiệp ở Việt Nam đã trôi chảy hơn (tr.8 – 9).
Nó cũng mở đầu cho cái “lẩu” hội nhập với gia vị độc đáo (tr.10 – 27), mà bắt đầu là nước (tr.10). Trên bàn ăn là một “Quẻ bói cho thanh long năm rồng” (tr.14) rồi “Chúc phát tài” (tr.14). Ngoài ra còn có món xào với “bài học” từ nước Nhật vừa gặp đại nạn (tr.16). Hội nhập cũng chiêu đãi bạn mấy món Mỹ, Pháp (tr.17-23)… Và đặc biệt là món “Cua Cà Mau đã bay tới xứ cờ hoa” (tr.24) cùng với đó là món “mắm kho quẹt” như một thứ “Mùi nhớ thương” mà trị giá “bí mật thương mại” tới 5 triệu đô Canada (tr.27).
“Khởi nghiệp xanh” (tr.28-43) là món ruột hằng năm BSA chiêu đãi bạn đọc. Nó bảo đảm đầy đủ “gia vị” giải pháp, chua cay mặn ngọt đưa đến những “quả” ngon-xanh theo xu hướng “hiệp hành” cùng thế giới. ĐBSCL (Chuyện đồng bằng tr.44-52) trong tiệc năm nay có một số “món lạ” từ miệt Đồng Tháp, đến tour “Khỉ ho cò gáy” đang ăn khách Tây. Thời sự nhất là món “tuần hoàn” mà “mọi thứ đều là đầu vào của thứ khác”. Umami không kém là “món” nữ lưu Hà Nội Phạm Chi Lan lại được sinh ra ở một nhà bảo sanh ở miền Tây.
“Tiệc” TGHN năm nay đãi bạn một món đặc sắc, độc quyền: “Lễ hội ẩm thực từ dừa” – một thứ hương vị quê nhà và khu vực Đông TBD (tr.54-55 và 100-112). Quý vị sẽ nếm đủ thứ món từ thân dừa, mộng dừa, cùi dừa đến gáo dừa, sẽ biết lợi và hại của dầu dừa.
Món “làng nghề” (72-76) là món khoái khẩu khác mà theo phóng viên “gần như cả nước” khoái tự nhiên chớ không nhờ “đứng cạnh đình”. “Tổ sư” thiết kế gốm sứ Lê Thiết Cương nhìn về nó.
Dessert: văn hóa xem nghe đọc và học (tr.78-94) là món tráng miệng “ngũ sắc”. “Đầu bếp” Bùi Văn Nam Sơn nói sự cần thiết của ôn cố tri tân, phép nuôi con của nhà công nghệ Lương Việt Quốc…
Bạn đọc có nhu cầu mua Giai phẩm Thế Giới Hội Nhập Xuân 2024, vui lòng liên hệ qua số ĐT: (028) 38466136. Hotline: 0909 003 849
Tham gia Giai phẩm xuân này là các cây viết kỳ cựu:
Nguyễn Thành Huy, Thích Phước An, Ngọc Bích, Kim Chi Daudens, Trí Dũng, Lê Anh Đủ, Ngân Hà, Song Hảo, Vũ Kim Hạnh, Hoàng Việt Hằng, Phạm Hồng Hoa, Khiếu Thị Hoài, Thái Hoãn, Ricky Hồ, Nguyễn Chấn Hùng, Nguyễn Tấn Thọ, Đỗ Khuê, Hoàng Lan, Quế Phương, Trần Kim Liên, Đàm Sao Mai, Khánh Mai, Kiều Maily, Vũ Hạnh Phước, Lương Việt Quốc, Nguyễn Minh Thanh, Trần Quỳnh, An Thảo, Vũ Thế Thành, Nguyễn Hàng Tình, Bung Trần, Lê Anh Tuấn, Hoàng Phong Tuấn, Nguyễn Tuấn, Anh Tú, Nguyễn Quốc Vương, Ngữ Yên, Quỳnh Như, Phụng Linh…
CHI TIẾT MỤC LỤC CÁC BÀI VIẾT VÀ TÁC GIẢ
CHUYÊN ĐỀ
- (TRANG) 05 – “Vũ khí toàn năng” của doanh nghiệp – Nguyễn Thành Huy
- 06 – Nhà quản lý hạnh phúc – doanh nghiệp hạnh phúc – Bung Trần
- 08 – Nối nghiệp ở Việt Nam đã trôi chảy hơn – Hồ Nguyên Thảo
HỘI NHẬP
- 10 – Nước ngầm, nước nổi của nước tôi – Nguyễn Tấn Thọ
- 12 – Quẻ bói cho thanh long năm rồng – Anh Tú
- 14 – Chúc kinh tế Trung Quốc “ráng” phát tài! – Nguyễn Thành Trung
- 16 – Vì sao họ lại khác biệt? – Vũ Hạnh Phước
- 17 – Không lấy vợ mà mua tour y tế Nhật – Song Hảo
- 18 – Chợ Adams và bữa ăn rau trái – Khánh Mai
- 19 – Chuyện lạ ở lâu đài Ranrouet – Kim Chi Daudens
- 20 – Đi qua những ngôi làng cổ – Đỗ Tiến Nhựt
- 22 – Đi tìm “phép màu của con chip” – Hồ Nguyên Thảo
- 24 – Cua Cà Mau đã bay tới xứ cờ hoa… – Phụng Linh
- 27 – Mùi nhớ thương – Vũ Khánh
KHỞI NGHIỆP XANH
- 28 – Hãy là doanh nông của một đất nước giàu nông sản, phong phú tài nguyên bản địa – Lê Anh Đủ
- 32 -Từ vườn tới rừng, những mô hình bền vững truyền cảm hứng cho cộng đồng – Đàm Sao Mai
- 34 – Mr.Mướp thành công từ những thứ bỏ đi – Trần Quỳnh
- 36 – “Cây hoa bản địa” nguồn cảm hứng miền sơn cước – Trí Dũng
- 38 – Về đây khởi nghiệp cùng GinViệt – Quỳnh Như
- 40 – Năm rồng, khởi nghiệp với địa long – Anh Tú
- 42 – Giấc mơ 100 “ kỳ lân” của Nhật Bản – Ricky Hồ
- 43 – Thái Lan và Malaysia dẫn dắt làn sóng “quốc gia khởi nghiệp” ở ASEAN – Song Hảo
CHUYỆN ĐỒNG BẰNG
- 44 – Cái “Tôi” dễ vỡ – Hoàng Lan
- 46 – Du lịch kiểu “khỉ ho, cò gáy” Tây lại đến – Ngọc Bích
- 48 – Canh tác nông nghiệp tuần hoàn một mô hình đa mục tiêu hữu ích – Lê Anh Tuấn
- 50 – Nữ lưu Hà Nội, chốn cũ ta về! – Quế Phương
- 52 – Nước lèo sệt và… nước cốt của Phước Nguyễn – Đỗ Khuê
KHOẺ VUI
- 54 – Dầu dừa, làm đẹp thì được… – Vũ Thế Thành
LÀNG NGHỀ
- 72 – Làng thuốc nam palei Chăm “mẹ truyền con nối” – Kiều Maily
- 72 – Trăm năm làng bánh tráng Thuận Hưng – Đỗ Khuê
- 74 – Thanh Hà tồn tại nhờ sáng tạo – Khiếu Thị Hoài
- 75 – Lê Thiết Cương thiết kế – yếu tố sinh tử cho làng nghề – Ngân Hà
- 76 – Hàn Quốc “bấu chặt” truyền thống – Phạm Hồng Hoa
HƯƠNG VỊ QUÊ NHÀ
- 96 – Ngã ba Bằng Lãng – Nguyễn Chấn Hùng – Trần Kim Liên
- 98 – Về nơi ánh trăng đi vắng – Hoàng Việt Hằng
- 100 – Khi trái dừa bơi ngang đại dương – Khởi Thức
- 102 – Bali với những chiếc lược chải mây xanh – Hoàng Bảo
- 104 – Bánh gạo dừa ở xứ 1001 sản phẩm từ dừa – Thái Hoãn
- 106 – Ba ơi, Hà Nội dừa! – Lộc Vừng
- 106 – Xúp ớt chuông nước cốt dừa – Đặng Kính
- 108 – Ăn một món đi đứt một cây dừa – Ngữ Yên
- 109 – Cu kêu ba tiếng muối dưa gáo dừa – Nguyên Thu
- 110 – Mộng dừa ban đầu khó xa – Tạ Tấn
- 110 – Những thời dừa kho muôn năm – Cao Nguyên
- 112 – Hai đầu nỗi nhớ bánh tráng dừa – Trần Bích