Tọa đàm trực tuyến: Vấn nạn tâm lý do Covid-19 doanh nghiệp cần quan tâm khi sản xuất lại

114

Tiếp tục chuỗi các sự kiện trực tuyến nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho doanh nghiệp khi hoạt động trở lại trong tình hình mới của dịch Covi-19. Hội DN HVNCLC và Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu LBC tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Vấn nạn tâm lý do Covid-19 doanh nghiệp cần quan tâm khi sản xuất lại”, vào lúc 19g, tối thứ Bảy, ngày 2/10/2021.

Link đăng ký: https://docs.google.com/…/1FAIpQLScBmu5kxh1GG3…/viewform

Đây là buổi tọa đàm thứ 3, sau hai chủ đề “Hai giải pháp tái sản xuất hiệu quả” và “Kinh nghiệm sản xuất 3 tại chỗ” thu hút hơn 1000 doanh nghiệp đăng ký.

Diễn giả buổi chia sẻ trên là hai nhà điều hành doanh nghiệp đã có trải nghiệm tổ chức, quản lý trong suốt 4 tháng qua và một chuyên gia tâm lý. Đó là ông Nguyễn Lâm Viên – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vinamit; ông Nguyễn Hoàng Ngân – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh, và Ths. Bác sĩ Nguyễn Minh Mẫn – Trưởng đơn vị tâm lý lâm sàng Bệnh Viện ĐH Y Dược.

Lót ổ mới khi lao động nhập cư trở lại

Đã có bao nhiêu người rời TP.HCM bằng tất cả các phương tiện? Chưa có con số thống kê nào được công bố. TP.HCM có 24 khu công nghiệp, khu chế xuất, 2 khu công nghệ cao và khu phần mềm với khoảng 450.000 công nhân. Còn người lao động ở các cơ sở sản xuất khác, các công ty, các hoạt động dịch vụ và lao động tự do có thể 1,2-1,5 triệu người. Nếu tạm cho 50% trong số đó rời TP.HCM trong thời gian qua thì con số thấp nhất có thể là 700.000 người.

TP.HCM bắt buộc phải khôi phục sản xuất, bởi đây là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước; dòng chảy liên tục của tiền, hàng hóa, tài nguyên, vật tư vô cùng lớn, một ngày nghẽn là thành phố này mất 1.200-1.500 tỷ đồng thu ngân sách, do vậy bằng mọi giá nền kinh tế này phải được tái sinh.

Có dự báo rằng TP.HCM nếu khống chế được dịch thì cũng phải đến 2023 mới có thể khôi phục 80% năng lực sản xuất như trước khi có dịch. Hàng triệu lao động sẽ quay lại, nhưng không thể nuôi dưỡng lực lượng này như cũ được nữa. Chính phủ, lãnh đạo các tỉnh thành Đông Nam bộ và chủ các doanh nghiệp cần có tư duy và hành động khác đi (không hẳn là mới). Khi còn là Thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc thường nói các tỉnh, thành muốn đón được đại bàng thì phải biết tạo ra những cái ổ xứng tầm, nay tư duy đó không phải chỉ cho đại bàng mà còn cần cho cả chim sẻ.

Điều đầu tiên và cũng quan trọng nhất, là những người có trách nhiệm cần nhìn nhận lại giá trị của lực lượng lao động nhập cư một cách nghiêm túc và sáng rõ hơn. Họ không phải là bộ phận gắn tạm lỏng lẻo (luôn trong tình trạng bị thay thế), là công dân hạng hai, mà thực sự là bộ phận quan trọng đóng vai trò quyết định của nền kinh tế dựa trên công nghiệp hóa và dịch vụ.

Đại dịch COVID-19 như một trận cuồng phong quét qua một vùng dân cư, nhìn vào những gì còn lại người ta mới thấy hết được bức tranh đời sống chân thực của người dân mà ngày thường được che chắn bởi những vỏ bọc bên ngoài. Lao động nhập cư ở bất cứ lĩnh vực nào: công nhân các khu công nghiệp, người làm dịch vụ và lao động tự do nghèo quá sức. Biểu hiện rõ nhất là họ không có tích lũy, nếu có thì không đáng kể. Tôi đã từng làm các đề tài nghiên cứu về họ và nói về điều này từ hàng chục năm trước đây. Mỗi người công nhân ở khu công nghiệp tằn tiện lắm mỗi tháng, nếu không đau ốm, đám cưới, đám ma… cũng chỉ dư được 500.000 – 1.000.000 đồng. Khi mất việc, số tiền tích lũy ấy không đủ cầm cự quá 3 tháng. Trong trận dịch Covid-19 này cho thấy rất rõ điều đó.

(Trích 1 bài viết của TS Nguyễn Minh Hòa trên Người Đô Thị vừa phát hành: Xem chi tiết: https://nguoidothi.net.vn/sau-dai-dich-covid-19-nhin-nhan…)

Hội DN HVNCLC