Đầu tư từ Đài Loan đang chảy mạnh Nhật Bản với tốc độ nhanh nhất trong một thập niên qua khi dòng vốn xứ Đài đang tìm kiếm thị trường thay thế cho Trung Quốc đại lục.
Tính đến tháng 7-2024, đã có 48 công ty Nhật Bản các khoản đầu tư từ Đài Loan, nhiều nhất kể từ khi ghi nhận mức kỷ lục 50 dự án trong cả năm 2014.
“Có rất nhiều startup nghiên cứu và phát triển công nghệ sâu của Đài Loan đang hoạt động ở Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản đang tích cực thu hút các nhà đầu tư mạo hiểm nước ngoài”, theo Simon Fang, đối tác sáng lập của quỹ đầu tư mạo hiểm Darwin Ventures của Đài Loan.
Là chuyên gia công nghệ sâu, Fang gia nhập ngành đầu tư mạo hiểm sau hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực bán dẫn, bao gồm Texas Instruments và hãng sản xuất chip theo hợp đồng UMC của Đài Loan.
Darwin Ventures đã đầu tư vào bảy công ty khởi nghiệp của Nhật Bản trong năm nay, bao gồm Zehitomo, startup giúp kết nối các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp với khách hàng và ROXX, nền tảng tìm kiếm việc làm cho những người không làm việc văn phòng.
Darwin đã đặt mục tiêu tăng đầu tư vào Nhật Bản lên 25 startup vào năm 2026.
“Chúng tôi đang cân nhắc đầu tư vào các công ty phần mềm dịch vụ và các công ty deep tech là các liên doanh với các các trường đại học Nhật Bản. Chúng tôi đến thăm khoảng 200 công ty mỗi năm để tìm hiểu các khả năng đầu tư”, Fang nói.
Nhà đầu tư mạo hiểm Đài Loan nói rằng ông nhận ra “tiềm năng đặc biệt cao” của các công ty trực thuộc các trường đại học Nhật Bản.
Năm hoặc sáu công ty, bao gồm một liên doanh mới của Đại học Waseda và một công ty sử dụng AI đã hợp tác nghiên cứu sinh học. Đây là những ứng cử viên tiềm năng mà Fang chú ý.
“Thị trường khởi nghiệp của Nhật Bản đang mở rộng. Các công ty công nghệ cao và liên quan đến truyền thông có thể dễ dàng phát triển. Chính quyền Đài Loan đang hỗ trợ hào phóng nguồn tài chính. Ngân hàng và công ty thương mại cũng quan tâm. Đây là điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho Đài Loan”, theo Giám đốc Sun Ming-te thuộc Viện nghiên cứu kinh tế Đài Loan.
Khả năng IPO cũng khuyến khích các quỹ mạo hiểm đầu tư vào Nhật Bản. Năm 2023, có 96 vụ IPO. Đây là con số cao thứ hai kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Đối mặt với tỷ lệ sinh giảm và dân số già hóa nhanh hơn Nhật Bản, Đài Loan đang cố gắng vạch ra một tương lai kinh tế không phụ thuộc duy nhất vào ngành chip. Một số nhà đầu tư đang lo ngại họ sẽ phải chịu đựng “căn bệnh Hà Lan”, suy giảm khả năng trong sản xuất. Hà Lan từng thịnh vượng nhờ xuất khẩu khí đốt tự nhiên trong thập niên 1970, tuy vậy đồng tiền và tiền lương tăng cao đã ảnh hưởng đến các nhà máy khí đốt Hà Lan.
“Nhu cầu trong nước của Đài Loan đang giảm. Vì vậy, chúng tôi đã theo dõi các xu hướng ở thị trường nước ngoài. Đông Nam Á có quy mô thị trường lớn, nhưng suy nghĩ và nền văn hóa khác nhau giữa các quốc ASEAN và giữa khu vực này với các nơi khác. Điều này gây khó khăn cho đầu tư của Đài Loan”, Fang nói.
Các startup Trung Quốc cũng rất hấp dẫn với các nhà đầu tư mạo hiểm Đài Loan. Nhưng mối quan địa chính trị căng thẳng đã ngăn cản các ý định mạo hiểm.
Fang nói doanh nhân Đài Loan đang cân nhắc đầu tư vào Mỹ trong tương lai. Vẫn có rủi ro khi mở rộng ở thị trường Mỹ trong trường hợp các công ty Đài Loan có dính dáng hay làm ăn tại Trung Quốc, và Mỹ đưa ra các biện pháp trừng phạt.
“Chúng tôi không đặt mục tiêu trở thành quỹ mạo hiểm số một tại Nhật Bản. Chúng tôi sẽ hợp tác với các quỹ mạo hiểm Nhật Bản, cung cấp ý tưởng và quan điểm từ phía Đài Loan và xây dựng mối quan hệ hợp tác đôi bên. Chúng tôi cũng muốn giới thiệu các công ty Đài Loan đầy triển vọng cho các quỹ mạo hiểm của Nhật Bản”, Fang nói.
Theo Nikkei Asia
Ricky Hồ / BSA Media
https://bsaonline.vn/ai-thay-doi-dien-mao-nganh-du-lich-viet-nam-nhu-the-nao/