Bản tin tiêu chuẩn – tháng 3/2024

Sắp tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mắm truyền thống

  • Nhu cầu cần phải bảo tồn và phát triển nghề sản xuất nước mắm truyền thống để tạo ra những sản phẩm mang đậm hương vị, bản sắc văn hóa ẩm thực truyền thống của từng vùng miền ở Việt Nam là rất cần thiết và đó cũng là nguyện vọng của các nhà sản xuất nước mắm tại các địa phương trong cả nước.
  • Cả nước, sản lượng nước mắm 236,90 triệu lít/năm. Trong đó, miền Bắc 34,65 triệu lít/năm (14,6%), miền Trung 129,77 triệu lít/năm (54,8%), miền Nam 72,48 triệu lít/năm (30,6%). Xuất khẩu bình quân cả nước 21,12 triệu lít/năm (12,1% tổng sản lượng), trong đó miền Bắc khoảng 1,0%; miền Trung 13,8%; miền Nam 15,2%. Thị trường đang lưu thông 3 dòng sản phẩm chính: nước mắm nguyên chất, nước mắm truyền thống (không chất bảo quản) và nước mắm pha chế (pha loãng, có chất bảo quản).
  • Theo Quyết định số 2643/QĐ-BNN-KHCN ngày 12/7/2022 của Bộ NN&PTNT về phê duyệt Danh mục và kinh phí các nhiệm vụ xây dựng TCQG, QCKT QG năm 2023; Quyết định 37/QĐ-QLCL ngày 30/12/2022 về việc phê duyệt đề cương Tiêu chuẩn quốc gia “Nước mắm truyền thống” đã giao cho Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam xây dựng tiêu chuẩn Quốc gia “Nước mắm truyền thống”.

sao Việt Nam chỉ bán 5 USD/tấn carbon rừng?

  • Vừa qua Việt Nam mới nhận 51,5 triệu USD từ việc bán 10,3 triệu tấn carbon rừng, tương đương 5 USD/tấn. Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) thông tin cho biết:
  • Hiện nay, thị trường carbon (CO2) trên thế giới cơ bản được vận hành gồm thị trường CO2quốc tế tự nguyện và thị trường CO2nội địa (bắt buộc).
  • Thị trường CO2 tự nguyện theo thỏa thuận song phương, do dó giá được điều tiết theo thị trường. Hiện nay, giá trên thị trường tự nguyện thế giới dao động từ 2 – 4 USD/tấn.
  • Thị trường CO2 nội địa (bắt buộc) do bị giao hạn ngạch phát thải, nếu vượt thì phải đóng thuế từ 1 – 137 USD/tấn. Hiện nay, đã có 30 quốc gia trên thế giới ban hành thuế carbon.
  • Hiện nay, tín chỉ CO2 rừng của VN chỉ giao dịch được trên thị trường carbon tự nguyện.
  • Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị cho biết: WB chỉ mua tượng trưng, họ thực nhận 5%, còn 95% được giao lại cho VN để đóng góp vào cam kết giảm phát thải KNK, chia sẻ với cộng đồng địa phương, dân tộc thiểu số.

Việt Nam sắp bán hơn 5 triệu tín chỉ carbon rừng với giá tối thiểu 10 USD/tấn

  • Bộ NN-PTNT được Thủ tướng giao triển khai 2 thỏa thuận chuyển nhượng kết quả giảm phát thải. Đối với thỏa thuận chi trả giảm phát thải KNK (ERPA) vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Cục Lâm nghiệp cho biết theo thỏa thuận, Việt Nam chuyển nhượng cho LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn CO₂ giảm phát thải từ rừng tại vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong giai đoạn 2022-2026, với giá tối thiểu 10 USD/tấn CO2, tổng là 51.5 triệu USD.
  • Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp cho biết, quỹ trung ương giữ lại 0,5% để điều phối chung; 3% để thực hiện đo đếm, giám sát, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật… 96,5% giao lại cho các địa phương. Trên cơ sở diện tích rừng nhận khoán, địa phương sẽ tiếp tục phân bổ số tiền tương ứng cho người dân, cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng. Đối tượng chính hưởng lợi là đồng bào dân tộc thiểu số và người giữ rừng,

Tham gia thị trường tín chỉ carbon, Việt Nam cần làm ?

  • Trên lộ trình giảm phát thải KNK, các nền kinh tế, ngành công nghiệp, hay doanh nghiệp được ấn định một “hạn ngạch” phát thải hàng năm cụ thể, hay đưa ra một mức trần về số đơn vị carbon phát thải (còn gọi là Cap). Mức trần này sẽ phải giảm dần theo hướng giảm phát thải KNK. Số tín chỉ carbon mà các bên tham gia được phép giao dịch phải ở trong mức trần quy định đó, nếu vượt qua mức trần sẽ bị phạt. Do đó, bên vượt sẽ có nhu cầu mua và bên thừa sẽ có quyền chuyển nhượng.
  • VN đã ra mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Luật Bảo vệ Môi trường 2020, “tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại”. Nghị định 06/2022/NĐ-CP về quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn. Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg, quy định từ năm 2024 các cơ sở phải kiểm kê KNK khi có phát thải hằng năm hơn 3.000 tấn CO2, hay tiêu thụ từ 1.000 tấn TOE.

Xe máy dẫn đầu về nguồn phát thải lượng hydro cacbon tại các đô thị lớn

  • Theo Bộ GTVT, TPHCM và Hà Nội là 2 địa phương có lượng mô tô, xe máy lớn nhất với lần lượt là 9 triệu và 7,7 triệu chiếc. Các nghiên cứu chỉ ra, trong nhóm giao thông cơ giới, mô tô, xe máy chỉ tiêu thụ 56% lượng xăng, nhưng lại dẫn đầu về nguồn thải với 94% lượng hydro carbon (HC), 87% lượng carbon oxid (CO), 57% lượng nitrogen oxid (NOx)… Tất cả những loại khí thải này đang là thủ phạm chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn.
  • Trong số những loại phương tiện không phát thải hiện nay thì xe sử dụng năng lượng điện có vai trò cốt lõi. Tại Việt Nam, xe máy điện đang có sức hút nhất định, tuy nhiên, tính đến cuối năm 2023 cả nước mới có hơn 2 triệu xe máy điện lưu hành.
  • Thực tế, không ít lần cơ quan Nhà nước đưa ra chủ trương, quy định mới liên quan đến mô tô, xe máy đều gặp vướng mắc. Nhiều dự thảo, đề án được nâng lên rồi lại đặt xuống do vấp phải những yếu tố “nhạy cảm”, phức tạp. Lý do chính là xe máy hiện vẫn là phương tiện giao thông chủ yếu của người dân, đáp ứng gần 90% nhu cầu đi lại trong đô thị.

Tiêu chuẩn hệ thống quản bổ sung yêu cầu liên quan đến biến đổi khí hậu

  • Từ ngày 23/02/2024 tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý (MSS) của ISO đồng loạt bổ sung yêu cầu liên quan đến biến đổi khí hậu. Cụ thể là tại 02 điểm: bổ sung vào cuối Điều 4.1 nội dung “Tổ chức phải xác định liệu biến đổi khí hậu có phải là một vấn đề liên quan hay không” và bổ sung Chú thích tại Điều 4.2 “Các bên quan tâm liên quan có thể có các yêu cầu liên quan đến biến đổi khí hậu”.
  • Quyết định được ISO thông qua theo kết quả những cuộc thảo luận kéo dài suốt 2 năm tại Ban quản lý kỹ thuật (Technical Management Board – TMB) và Nhóm công tác điều phối kỹ thuật hỗn hợp (JTCG) về các hệ thống quản lý. Như vậy từ tháng 02/2024, tất cả tiêu chuẩn hệ thống quản lý xây dựng mới hoặc sửa đổi sẽ thêm nội dung này trong tiêu chuẩn, còn các tiêu chuẩn hiện hành thì ban hành bản Sửa đổi để cập nhật.

Mục tiêu Net Zero theo Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long

  • Qua thống kê của ngành chức năng cho thấy, những năm gần đây, sản lượng lúa sản xuất tại vùng ĐBSCL luôn ổn định ở mức từ 24 – 25 triệu tấn, chiếm trên 50% sản lượng lúa sản xuất và trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước; đồng thời tạo việc làm và tăng thu nhập cho hàng triệu hộ sản xuất nông nghiệp trong vùng.
  • Trước Đề án phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại tỉnh Hậu Giang, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết: Trong quá trình triển khai Đề án, sẽ thực hiện thí điểm chính sách mới như chi trả tín chỉ các-bon dựa trên kết quả; tập trung vào sản xuất phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, tận dụng tối đa phụ phẩm từ sản xuất lúa gạo; khai thác đa giá trị, tạo ra nhiều sản phẩm chế biến từ lúa gạo,…

Hoạt động xác nhận giá trị sử dụng kiểm tra xác nhận dấu vết carbon của sản phẩm

  • Ngày 14/3, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức Hội thảo công tác chuyên môn tháng 2/2024 với chuyên đề “Hoạt động xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận dấu vết carbon của sản phẩm”.
  • Các Khí nhà kính chính yếu gồm: Carbon Dioxide – CO2, Methane – CH4, Nitrious – N2O, Chlorofluorocarbon-12 (CFC-12) – CCI2F2, Hydrofluorocarbon-23 (HFC-23) – CHF3, Sulfur Hexafluoride – SF6, Nitrogen Trifluoride – NF3 và các nhóm khí nhà kính khác (HFC, PFC…).
  • Net zero là “tình trạng trong đó lượng phát thải khí nhà kính dư thừa (GHG – Greenhouse gas) do con người gây ra được cân bằng bằng việc loại bỏ do con người thực hiện trong khoảng thời gian xác định và trong ranh giới xác định”.
  • Tại Việt Nam, mục tiêu ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn và Thông tư 01/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành luật bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng môi trường của đất lâm nghiệp

  • ASTM International đã sửa đổi tiêu chuẩn quan trọng liên quan đến đánh giá vị trí môi trường đối với đất lâm nghiệp hoặc tài sản nông thôn. Tiêu chuẩn (E2247) được quản lý bởi Ủy ban đánh giá môi trường của ASTM (E50), cụ thể là tiểu ban E50.02 về đánh giá và quản lý bất động sản.
  • Tiêu chuẩn này nhằm mục đích để các luật sư, nhà tư vấn, chuyên gia bất động sản… tự nguyện sử dụng để đánh giá điều kiện môi trường của đất lâm nghiệp hoặc tài sản nông thôn. Phương pháp này nhằm mục đích cấu thành tất cả các câu hỏi thích hợp (AAI) như một phần của biện pháp bảo vệ, trách nhiệm pháp lý của chủ sở hữu đất, nhưng nó cũng có thể được sử dụng cho các ứng dụng khác.
  • Tiêu chuẩn quốc tế này được phát triển theo các nguyên tắc tiêu chuẩn hóa được quốc tế công nhận được nêu trong Quyết định về Nguyên tắc xây dựng các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế do Ủy ban Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) của Tổ chức Thương mại Thế giới ban hành.

Chuyển đổi chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi hữu theo tiêu chuẩn TCVN 11041

  • Chuyển đổi đồng thời đồng cỏ, khu chăn thả tự nhiên và vật nuôi theo điều 5.1.2.3. của tiêu chuẩn TCVN 11041-3:2017, đồng thời phải căn cứ theo thời gian chuyển đổi dài nhất (và tối thiểu là 12 tháng).
  • Quá trình chuyển đổi phải đảm bảo tính hữu cơ liên tục và thời gian chuyển đổi sẽ tùy thuộc vào đặc thù hiện trạng của từng khu vực theo kết quả đánh giá lựa chọn khu vực chăn nuôi đã thực hiện và theo quy định tại điểu 5.1.2 của tiêu chuẩn TCVN 11041-3:2017.
  • Chuyển đổi vùng trồng cây làm thức ăn và khu chăn thả tự nhiên. Quá trình chuyển đổi đối với các khu vực này cần phải đáp ứng yêu cầu tại tiêu chuẩn TCVN 11041-1:2017 và TCVN 11041-2:2017.
  • Chuyển đổi sang chăn nuôi hữu cơ về nguyên tắc là áp dụng toàn bộ yêu cầu chăn nuôi hữu cơ theo TCVN 11041-3:2017 trong khoảng thời gian tối thiểu theo quy định và theo kết quả đánh giá nguy cơ cũng như kết quả phân tích các mẫu thử nghiệm được lấy khi đánh giá lựa chọn khu chăn nuôi.
  • Chuyển đổi đồng thời đồng cỏ, khu chăn thả tự nhiên và vật nuôi theo điều 5.1.2.3. của tiêu chuẩn TCVN 11041-3:2017, đồng thời phải căn cứ theo thời gian chuyển đổi dài nhất (và tối thiểu là 12 tháng).

Cảnh báo nhóm mặt hàng nguy bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

  • Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) vừa công bố danh sách các nhóm sản phẩm có nguy cơ bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Theo đó, có nhóm các sản phẩm nguy cơ cao như gỗ, sắt thép sang Mỹ, EU…
  • Nhóm đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ là 5 sản phẩm gỗ. Gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng, các mã HS tham khảo: 4412.31, 4412.32, 4412.33, 4412.34, 4412.94, 4412.99. Sản phẩm bắt đầu được cảnh báo từ tháng 7 năm 2019. Mỹ đã chính thức áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc kể từ tháng 11/2017.
  • Thứ 2 là sản phẩm tủ bếp và tủ nhà tắm, các mã HS tham khảo: 9403.40, 9403.60, 9403.90 bắt đầu được cảnh báo từ tháng 4/2020. Tiếp theo là đồ nội thất phòng ngủ với các mã HS: 9403.50.9041, 9403.50.9042, 9403.50.9045, 9403.50.9080, 9403.90.7005, 9403.90.7080.
  • Nhóm thứ 3 là sản phẩm thép;
  • Nhóm thứ 4 là các sản phẩm dây & cáp nhôm, nhôm thanh định hình;
  • Nhóm thứ 5 là một số SP công nghiệp chế tạo như: pin năng lượng mặt trời, xe đạp điện, máy giặt dân dụng lớn, lốp xe tải/khách.

BSAS (DỰ ÁN HVNCLC – CHUẨN HỘI NHẬP)