Cùng VietMark khám phá Đà Lạt 50 năm trước bên kia biên giới!

Đoàn nhà báo Việt Nam tham gia chuyến du lịch khám phá Mondulkiri. Ảnh: GIẢN THANH SƠN

(Vietnamtimes)  – Cách Sài Gòn chỉ với 250km, tỉnh Mondulkiri là một trong 24 tỉnh thành của Vương quốc Campuchia, tiếp giáp với 3 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước của Việt Nam. Mondulkiri được ví như Đà Lạt hoang sơ cách đây 50 năm trước, có những thảo nguyên trải dài xanh mướt, núi rừng trùng điệp, khí hậu mát mẻ trong lành quanh năm.

Dân số của Mondulkiri chưa đến 10 ngàn người nhưng tài nguyên và khoáng sản nơi đây rất giàu có, trong đó trữ lượng “vàng trắng” (thiếc) khoảng 8 triệu tấn. Tuy nhiên, 8 triệu tấn “vàng trắng” này còn non nên chính quyền chưa cho phép khai thác. Ngoài khí hậu mát mẻ và khung cảnh hoang sơ như Đà Lạt cách nay nửa thế kỷ, Mondulkiri còn có không gian văn hóa đặc trưng của xứ sở Chùa tháp với những ngôi chùa và các vị sư theo Phật giáo nguyên thủy.

Có thể khám phá vẻ đẹp của đại ngàn xanh mướt hòa mình vào thiên nhiên của núi rừng Mondulkiri trong 3 ngày 2 đêm theo chương trình được được VietMark thiết kế một cách khoa học. Chúng tôi xuất phát tại Sài Gòn vào sáng thứ 6 và trở về vào sáng Chủ nhật. Khoảng 7g sáng thứ 6 chúng tôi rời Sài Gòn và ăn sáng tại Bình Dương.

Buổi trưa cả đoàn dùng cơm tại huyện Bù Đốp sau đó làm thủ tục sang đất Campuchia tại cửa khẩu Hoàng Diệu thuộc tỉnh Bình Phước, đến với vùng đất cao nguyên Mondulkiri thuộc Vương quốc Campuchia.

Đầu giờ chiều cùng ngày, đoàn tham quan Bình nguyên xanh Mondulkiri với những cánh rừng thông và các trảng cỏ xanh ngút tầm mắt. Sau đó chúng tôi thăm làng dân tộc thiểu số của người Phnonl, ở tỉnh Bình Phước người Phnonl được gọi là người Mơ-Nông với sinh hoạt, văn hóa, nhà ở, tiếng nói giống như nhau.

Cuối giờ chiều, chúng tôi đến trung tâm thành phố Senmonorom của Mondulkiri, thăm đền Tasros vị thần làng nổi tiếng và linh thiêng của người dân địa phương tọa lạc tại núi Dolkromom. Chúng tôi ngắm cảnh hoàng hôn tại đây, phóng tầm mắt quan sát toàn cảnh thành phố Senmonorom. Ban đêm đoàn nghỉ tại Ankor Forest, một khu resort nằm giữa rừng già để sáng sớm hôm sau tỉnh dậy bởi sự đánh thức của rất nhiều tiếng chim kêu.

Sáng ngày thứ hai tham quan chùa Senmonorom lớn nhất tại đây, tham quan khu du lịch Oromis nơi có nhà hàng cạnh bên con suối nhỏ chảy quanh co. Buổi trưa chúng tôi lên một ngọn đồi cao nhất của Senmonorom được gọi là Sea Forest để ngắm “biển rừng” nguyên sinh. Tại ngọn đồi này có thể nhìn thấy được biên giới nước Lào và Việt Nam. Sau đó đoàn tham quan thác nước Busra hùng vĩ nhất của Campuchia, cách trung tâm Senmonorom 30km. Buổi tối đoàn trở về resort giao lưu văn hóa cồng chiêng với người dân bản địa.

Ngày thứ 3 chúng tôi dạy khá sớm ăn sáng tại khách sạn lúc 7g, sau đó đi tham quan chợ địa phương và mua sắm đặc sản núi rừng với giá khả rẻ, như: Thịt bò tươi xẻ bán tại chỗ, thịt bò khô, thịt nai khô, cá khô được làm từ các loài cá tự nhiên sống trong suối, rừng…

Đặc biệt, hướng dẫn viên của VietMark khuyên chúng tôi nên mua gạo, vì gạo nơi đây được trồng đến nửa năm mới thu hoạch không phân bón, không thuốc trừ sâu mà chỉ dựa vào nước mưa thiên nhiên…nên đảm bảo rất sạch.

Vietnamtimes xin giới thiệu phóng sự ảnh của nhà báo, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn:

Qua khỏi Cửa khẩu Hoàng Diệu – Việt Nam là cung đường dẫn đến Mondulkira. Mondulkiri cách Phnom Penh chừng 382km, về hướng Đông Bắc, tiếp giáp các tỉnh Stung Treng, Kratie của Cambodia và 3 tỉnh DakLak, Dak Nông, và Bình Phước của Việt Nam… Ảnh: GIẢN THANH SƠN
Bình nguyên xanh Mondulkiri

Phế tích ở Mondulkiri. Ảnh: GIẢN THANH SƠN

Hoa dại ven đường
Một con suối ở Mondulkiri. Ảnh: GIẢN THANH SƠN
Quang cảnh nghỉ mát ở Mondulkiri. Ảnh: GIẢN THANH SƠN
Một thành viên trong đoàn du lịch khám phá tặng quà cho trẻ em ở Mondulkiri. Ảnh: GIẢN THANH SƠN

Ánh mắt của tuổi thơ Mondulkiri. Ảnh: GIẢN THANH SƠN
Ảnh: GIẢN THANH SƠN
Ảnh: GIẢN THANH SƠN
“Check – in” tại Mondulkiri

Tác giả GIẢN THANH SƠN cùng một cô gái bản địa
Một chuyến đi thú vị
Khám phá lối sống và nét văn hóa của người dân địa phương. Ảnh: GIẢN THANH SƠN
Ảnh: GIẢN THANH SƠN

Hoàng hôn “Đà Lạt” nơi nước bạn. Ảnh: GIẢN THANH SƠN

Văn hóa cũng là tín ngưỡng của người dân nơi đây

Hòa An. Ảnh Giản Thanh Sơn