Đẩy xiệp trong sương

    (Vietnamtimes) – Đẩy xiệp – một nghề truyền thống, lâu đời của người dân vùng biển Tây Nam Bộ. Họ dùng bộ đồ nghề khá đơn giản gồm gọng tre mắc lưới và theo đó là sức đẩy. Vì hoạt động ở ven bờ nên người dân chỉ bắt được những con tôm, cua, cá nhỏ… Cuộc sống vì vậy cũng chỉ đủ qua ngày!

    Vietnamtimes xin giới thiệu đến độc giả chùm ảnh Đẩy xiệp trong sương của anh Võ Ngọc Diệp, thực hiện trên biển Gò Công và Bạc Liêu.

    Xiệp là một ngư cụ cổ truyền được làm bằng 2 cây tre dài (hoặc tầm vông, hoặc trúc to). Hai cây tre dài và thẳng được kết hợp lại thành một cái gọng hình chữ V, gọi là gọng tre. Trên gọng tre người ta mắc một tấm lưới dầy giống như hình chiếc dù. Khi đẩy tới, tôm cá sẽ lọt vào lưới mà không thoát ra được.
    Đẩy xiệp bắt cá tuy đơn giản là vậy, nhưng người sử dụng nó khá vất vả.
    Từ xa nhìn những người đẩy xiệp lúc giơ gọng lên cao, lúc hạ xuống thấp giống như một cánh buồm căng gió
    Khi đẩy người ta phải dùng sức đưa xiệp lướt về phía trước.
    Cứ một lúc là lại nâng xiệp lên khỏi mặt nước để thăm dò kết quả
    Dân xiệp thường chọn con nước ròng sát mé để đi đẩy, do đó có khi họ phải ra biển từ lúc còn tinh mơ
    Mỗi người đi xiệp chỉ mang theo một cái gọng xiệp, một chiếc giỏ lớn đựng cá
    Đẩy xiệp là một loại hình đánh bắt độc đáo và lâu đời ở ven biển miền Tây

    Võ Ngọc Diệp